Ẩm thực học và Du lịch có trách nhiệm

cuisine

Ẩm thực học và Du lịch có trách nhiệm

Ẩm thực và văn hóa địa phương là sự kết hợp, hòa quyện một cách độc đáo. Các thành phần, nguyên liệu và gia vị khác nhau trong từng món ăn tạo nên những nền ẩm thực riêng biệt. Và ẩm thực thì thuộc văn hóa địa phương. Thế nên, việc trải nghiệm một món ăn mới âu cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với nền văn hóa mà bạn đang tìm hiểu. Tuy nhiên, mọi sự vật, sự việc đều đồng thời tồn tại hai trạng thái: tích cực và tiêu cực. Quan điểm trải nghiệm văn hóa ẩm thực cũng vậy. Đa phần cho rằng thường thức ẩm thực địa phương khi du lịch là hiển nhiên, song vẫn còn những cá nhân mãi “bám trụ trong vùng an toàn” của mình, ngại khám phá những điều mới lạ, và họ cho rằng du lịch không cần thiết phải thử những món ăn tại đây. Nhận thấy cần làm rõ vai trò của ẩm thực với văn hóa, với du lịch bền vững, WAFORT hôm nay sẽ “dừng chân” tại chủ đề này và chia sẻ quan điểm của cộng đồng chung chúng tôi về Ẩm thực học và Du lịch có trách nhiệm.

1. Khởi đầu bằng việc xem xét toàn diện với câu hỏi: Du khách thế giới đánh giá thế nào về trải nghiệm ẩm thực của địa phương du lịch? 

“Trải nghiệm văn hóa địa phương là một phần quan trọng của việc đi du lịch và thử các món ăn truyền thống phần lớn được kết nối với trải nghiệm văn hóa đó.” 

a. Việc trải nghiệm thực phẩm địa phương giúp hỗ trợ cộng đồng

“Bạn có thể đi đến bất kỳ đâu trên thế giới và bước vào một cửa hàng McDonalds, nhưng thay vì mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, một phần lớn số tiền bạn vừa chi tiêu lại đang rời bỏ nền kinh tế địa phương.” Thật vậy, nếu như nhu cầu về đồ ăn nhanh phương Tây tăng cao, đồ ăn địa phương sẽ ngày càng ít được ưa chuộng. “Những loại vấn đề này có nghĩa là người dân địa phương ở các quốc gia trên thế giới nghi ngờ về khách du lịch rằng họ thực sự làm được bao nhiêu điều tốt cho đất nước của họ.” Vì lẽ đó, hỗ trợ cộng đồng địa phương là một khía cạnh thực sự quan trọng của du lịch có trách nhiệm.

b. Thực phẩm địa phương tốt hơn cho môi trường

“Thực phẩm bay khắp thế giới có nghĩa là lượng khí thải carbon lớn hơn.” Trong khi đó, thực phẩm được trồng tại địa phương không phải bị đóng bao, mang xách đi qua những chặng được dài để đến địa điểm du lịch mà còn được canh tác, nuôi trồng đạt chuẩn. “Mua tại địa phương cũng có nghĩa là hỗ trợ đất nông nghiệp và không gian xanh trong khu vực đó.”

c. Đồ ăn địa phương tươi ngon hơn 

“Trái cây và rau quả để lâu ngày trong thùng xe tải sẽ không có mùi vị như những thứ được đào lên từ khu phân bổ dưới lòng đường. Đồ ăn địa phương cũng theo mùa và đồ ăn theo mùa cũng ngon hơn. Ăn thực phẩm theo mùa cũng rất tốt vì nó hỗ trợ sự cân bằng tự nhiên của cơ thể chúng ta.” Chẳng hạn, vào mùa hè, dưa hấu, dưa chuột và rau ngót tươi ngon giúp giải nhiệt cơ thể. Nhưng bạn cũng không thể vì thể mà mang trái dưa hấu đi du lịch các quốc gia được. Trong lúc đó, lê Hàn Quốc hay trà xanh Nhật Bản … hoàn toàn là lựa chọn thay thế lý tưởng.

d. Ăn uống địa phương khi bạn đi du lịch…

“Thực phẩm địa phương khác nhau ở mọi nơi bạn đến du lịch, chúng phát triển tùy thuộc vào khí hậu và sự thay đổi theo mùa của quốc gia đó, và luôn có điều gì đó mới mẻ đang chờ được khám phá.”…

2. Vậy nhìn vào bối cảnh Việt Nam, WAFORT thấy gì? Và đâu phương án đề xuất cho những thực trạng này để bảo tồn văn hóa ẩm thực nước nhà, phát triển du lịch có trách nhiệm hơn? 

Mỗi vùng miền mang những nét đặc trưng riêng biệt, mỗi nét đặc trưng tạo nên một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, ấn tượng trong du khách khi đến tham quan mảnh đất Việt Nam. Những món ăn truyền thống như phở, bún chả, nem, các loại bánh… đã trở thành điều không thể bỏ qua trong các cuốn cẩm nang du lịch của du khách gần xa.Các món ăn truyền thống

Các món ăn truyền thống (Nguồn hình: Internet)

Thế nên khi đề cập đến tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực, nó không chỉ gói gọn trong vấn đề “thường thức” mà còn là một trong những chìa khóa của du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm.
  • Một trong những phương án tiếp thị nhanh chóng cho du lịch tại một điểm đến là tác động giác quan của du khách với đặc sắc ẩm thực. Cụ thể, như những phần quà từ địa phương cho người thân, gia đình, bạn bè, chia sẻ về hình ảnh, video clip quảng bá ẩm thực của cộng đồng … 
  • Bên cạnh đó, nói đến ẩm thực không chỉ đơn thuần nói đến món ăn mà cần chú trọng quan tâm nhiều đến sự khác nhau về không gian sống, cách thức ăn uống, cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống của cư dân mỗi địa phương. 
  • Thiết kế không gian mở để du khách có thể tự trải nghiệm việc thực hiện các công đoạn chế biến món ăn. Như đến Tây Nguyên thì được tự tay mình hoàn thành một ống cơm lam, nướng gà rồi thưởng thức…
  • Để ẩm thực thực hiện tốt vai trò thúc đẩy du lịch phát triển thì cần phải khẳng định chất lượng thực phẩm cộng đồng. Nhập các nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Xây dựng thực đơn, bảng danh mục các món ăn, đồ uống theo một cơ cấu nhất định các món ăn trong một bữa ăn, trình bày đẹp và chú ý giá cả của món ăn.
  • Việc chọn thực phẩm cũng phải có phương pháp, ưu tiên “mùa nào thức nấy” để có được những món ăn tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Lưu ý, cần chọn thực phẩm phù hợp với đối tượng thưởng thức món ăn (phù hợp với phong tục tập quán và tôn giáo đó…)
  • Cuối cùng, ẩm thực Việt Nam nói chung và dịch vụ ẩm thực tại cộng đồng phát triển du lịch nói riêng luôn cần sự chăm lo và hỗ trợ từ các đơn vị, cộng đồng và cá nhân, có như vậy thì lĩnh vực ẩm thực mới thực sự phát triển và được khẳng định giá trị nghệ thuật ẩm thực của cộng đồng. 
Nhìn chung, thực phẩm địa phương đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm tổng thể của khách du lịch. Đây là điểm khác biệt độc đáo và có giá trị nâng cao trải nghiệm du lịch. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy điều này là yếu tố quyết định sự hài lòng và ý định tái du lịch của du khách trong tương lai. Thế nên, không có lý do gì chúng ta lại thờ ơ, không hành động để rồi khiến cho đặc sắc du lịch này ngày một mai một dần và sau đó biến mất. Cùng đừng suy nghĩ gì đó quá phức tạp, chỉ hành động nhỏ như uống tách cà phê tại một quán lề đường, hay ăn nhẹ một món ăn tại một quán địa phương điểm đến đã là chung tay góp phần cho du lịch có trách nhiệm cũng như bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực điểm đến.