Lễ Hội Hoa Tam giác Mạch Hà Giang

TOP 4 LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ GIANG

Hà Giang – Nơi địa đầu cực Bắc của Tổ Quốc là địa phương tập trung rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, chiếm đa số có người H-Mông, Dao, Giáy, Tày,…Vì thế nơi đây hội tụ nhiều nền văn hóa đặc sắc của mỗi một đồng bào dân tộc. Những truyền thống đó được thể hiện rất rõ nét tại các lễ hội truyền thống ở Hà Giang.

1.Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông (Tiếng Mông: GrâuK Taox)

Dân tộc Mông chiếm tới gần 90% dân số tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang. Là dân tộc có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Mông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Mông chính là lễ hội Gầu Tào.
Lễ hội Gầu Tào - Lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Mông

Lễ hội Gầu Tào – Lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Mông

Lễ hội Gầu Tào theo tiếng Mông có nghĩa là hội chơi núi đồi, được một gia đình không có con tổ chức để cầu xin có con trai nối dõi tông đường vì thế nên lễ hội này còn được gọi là Lễ Cầu tự. Thông thường sẽ do 3 gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia đứng ra tổ chức trong 3 năm liên tiếp.Lễ hội bao gồm 2 phần:
  • Phần lễ: gồm hai nghi lễ chính là chặt tre và dựng nêu
  • Phần  hội: đây là phần được mọi người mong chờ nhất với nhiều trò chơi hấp dẫn, thử thách những người tham gia phải vừa có sức mạnh, vừa có được sự tỉ mỉ, khéo léo. Những trò chơi thường là bắn nỏ, đấu vật, đánh yến, ca hát, đối đáp. Đây cũng là cơ hội để trai gái giao duyên, thể hiện tình cảm với đối phương để tìm được hạnh phúc trọn đời.
Thời gian:  Ngày 3 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch.Địa điểm:  tại một bãi đất bằng phẳng trên các ngọn đồi, núi thấp linh thiêng của vùng.

2. Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng Tồng ở Hà Giang nhiều năm qua được ví như một “bảo tàng sống,” là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Đây là một nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực. 
Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng tồng có hai phần là phần lễ và phần hội.
  • Phần lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.
  • Phần hội là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi giải trí như: biểu diễn múa, đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, thi cày ruộng, hát đối đáp…
Thời gian: Mùng 10 tháng Giêng âm lịch.Địa điểm: xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

3.Lễ hội Chợ Tình Khâu Vai

Chợ Tình Khâu Vai là một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Giang được sự thu hút của nhiều du khách đến và tham quan khi dừng chân tại khu vực Hà Giang, đến đây du khách sẽ được khám phá những nét đẹp văn hoá truyền thông vô cùng đặc sắc của người dân đồng bào nơi đây.Đúng với tên gọi của nó Chợ Tình Khâu Vai là cơ hội để những bạn trẻ gặp gỡ cũng như giao lưu tìm kiếm bạn đời, theo quan niệm người dân vùng cao thì chợ cũng là một địa điểm để họ có thể giao lưu kết giao thêm bạn bè có biết thêm nhiều nền văn hoá địa phương vô cùng đặc sắc.
Lễ hội Chợ tình khâu vai

Các hoạt động thú vị tại Chợ Tình Khâu Vai

Tại đây bạn sẽ thấy hình ảnh những chàng trai đang ngồi trổ tài thổi sáo hay kèn lá để tán tỉnh với cô gái hay với người bạn đời của mình còn những cô gái đang e thẹn ngại ngùng hay đang say đắm trong những tiếng đàn ca sáo nhị của chàng trai. Tiếng huýt sáo trong chợ tình là một trong những tín hiệu để các chàng trai tìm được bạn của mình.Lễ hội được chia làm 2 phần:
  • Phần lễ: bao gồm các hoạt động dâng hương, dâng lễ lên miếu ông, miếu bà để cảm tạ, nhớ ơn những người đã có công khai lập nên vùng đất Khâu Vai. Bên cạnh đó, trong phần lễ còn có tôn vinh sự chung thủy, trong sáng của tình yêu đôi lứa. 
  • Phần hộiCác hoạt động tại phần hội của lễ hội chợ tình Khâu Vai bao gồm hoạt động văn hóa thể thao, được thực hiện bởi những nam thanh nữ tú.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hoạt động dành cho khách du lịch như: khám phá nghệ thuật thêu dệt, cưỡi ngựa trên “cung đường tình yêu”,…Thời gian: ngày 27/3 âm lịch hằng năm.Địa điểm:  huyện Mèo Vạc, cách thành phố Hà Giang gần 200km.

4. Lễ hội Tam Giác Mạch – Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất Hà Giang

Hoa tam giác mạch gắn liền với đời sống tinh thần của những dân cư bản địa. Tuy không phải quá lộng lẫy hay kiêu sa. Cũng chẳng có hương thơm nào quá ngào ngạt nhưng lại vẫn có một sức hút thu lôi cuốn kỳ lạ.Lễ hội hoa tam giác mạch được tổ chức với ý nghĩa tôn vinh các giá trị di sản văn hóa. Cũng như quảng bá du lịch, văn hóa của người dân tộc thiểu số ở Đông Bắc. 
Lễ Hội Hoa Tam giác Mạch Hà Giang

Mùa hoa Tam giác Mạch nở rộ

Chính nhờ vào sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch này. Mà đã thu hút hằng ngàn du khách đến với Hà Giang cũng như làm cho hoa Tam Giác Mạch ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của Hà Giang. Thời gian:  tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Đây cũng chính là lúc hoa Tam Giác Mạch nở rộ khắp núi rừng.Địa điểm: 4 huyện vùng cao nguyên đá (Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc) và thành phố Hà Giang. Ngoài những lễ hội mà WAFORT kể trên tại Hà Giang còn có nhiều lễ hội lớn nhỏ khác như:
  • Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày.
  • Lễ Hội Cầu Trăng.
  • Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao.
  • Lễ Hội Nhảy Lửa.
  • Lễ hội chọi dê.
  • Lễ hội chọi trâu.
Lưu ý: phần lớn dân số ở Hà Giang đều là các dân tộc thiểu số, vì thế đời sống và văn hóa rất đa dạng và phong phú. Trước khi đến Hà Giang bạn hãy tìm hiểu trước để tránh phạm vào những điều cấm kỵ và gặp những chuyện không vui trong chuyến hành trình của mình nhé!