LO LẮNG VỀ Ô NHIỄM KHÍ HẬU CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TRẺ EM
Những đứa trẻ hiện nay phải trải qua những thảm hoạ ô nhiễm khí hậu nhiều gấp 2 – 3 lần so với ông bà, cha mẹ chúng. Các nhà khoa học đã đưa ra những hướng dẫn giúp cha mẹ duy trì những kì vọng. Ngay khi những đứa trẻ được sinh ra đời, bậc làm cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ chúng tránh khỏi những nguy hiểm, bệnh tật. Nhưng khi vấn đề ô nhiễm, thảm hoạ khí hậu xảy ra thì việc này lại càng khó khăn hơn. Những đứa trẻ phải trải qua thảm hoạ khí hậu nhiều gấp 2 – 3 lần so với ông bà, cha mẹ chúng. Hiện tại, những đứa trẻ trên thế giới phải chịu những phản ứng hoá học từ khí hậu hoặc môi trường. Hãy dành chút ít thời gian để suy nghĩ về vấn đề này và cùng tìm hiểu xem các chuyên gia chia sẻ về vấn đề này như thế nào.
1. Hành động để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm khí hậu.
Trẻ em Việt Nam có nguy cơ cao phải hứng chịu những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu. Trong khi tổ chức UNICEF xếp hạng các quốc gia có nguy cơ bị tác động mạnh bởi sự thay đổi đó thì Việt Nam đứng thứ 37 trong số các nước phải chịu sự tổn thương tự việc ô nhiễm khí hậu. Bà Lesley Miller cho biết “ Những thay đổi đáng sợ về môi trường mà chúng ta đang chứng kiến trên khắp hành tinh là gây ra bởi một số ít quốc gia, nhưng có rất nhiều quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả”. “Trẻ em Việt Nam lo lắng về những mối đe doạ do biến đổi khí hậu và môi trường xuống cấp đối với tương lai của trẻ em. Các em đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện hành động một cách kiên quyết để giảm phát thải khí nhà kính và tất cả cộng đồng toàn cầu cùng hành động để xây dựng một thế giới đẹp hơn cho tất cả trẻ em.”Nếu chúng ta không chủ trương tiến hành hoạt động để giảm phát thải khí nhà kính, những mầm non tương lai sẽ là người chịu hậu quả nặng nề nhất. So với cơ thể người lớn thì trẻ em lại không có sức chịu đựng về thời tiết khắc nghiệt và dễ bị ảnh hưởng bởi các hoá chất độc hại, bệnh tật,… UNICEF đang kêu gọi các chính phủ doanh nghiệp và các bên liên quan:- Giảm phát thải khí nhà kính nhằm ngăn ngừa các vấn đề ô nhiễm khí hậu. Các quốc gia phải chung tay giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài.
- Giáo dục cho trẻ về khí hậu và sự thay đổi của khí hậu nhằm thích nghi được với sự thay đổi khắc nghiệt trong tương lai.
- Tăng cường đầu tư về hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường, các dịch vụ y tế và giáo dục. Đảm bảo đủ điều kiện về dịch vụ chính cho trẻ em.
- Đảm bảo về việc phục hồi sau đại dịch Covid-19.