Đồng bào Cơ Tu làm du lịch xanh ở các huyện miền núi Quảng Nam

Khắp huyện biên giới Tây Nam (tỉnh Quảng Nam), đây là nơi có những quần thể rừng đã tồn tại và có tuổi thọ lên đến ngàn tuổi. Nơi đây có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và có văn hóa vô cùng đặc sắc. Nhằm phát triển du lịch bền vững, chính quyền, người dân đã nhìn thấy, hiểu và xác định được tính quan trọng chính của rừng, nên họ đã quyết định cùng chung tay, chung sức bảo tồn văn hóa theo đó là bảo vệ môi trường, tránh xâm hại, khai thác quá mức và gìn giự tốt các cá thể cánh rừng nguyên sinh.Cánh rừng này được đồng bào Cơ Tu đã trải qua nhiều thế hệ bảo hệ. Người dân nơi đây xem rừng là nhà và cũng là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nhờ môi trường sinh thái tại nơi đây.

Nói không với đồ nhựa

Tọa lạc tại xã Bha Lêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi đây có một làng du lịch Ta Lang nằm trên con đường trục Hồ Chí Minh, là nơi sinh sống của đồng bào Cơ Tu. Không chỉ hút hồn, thu hút du khách bởi những đặc sản, nét văn hóa Cơ Tu đặc sắc, mà theo đó còn là những cánh rừng nguyên sơ, đã có tuổi thọ lên đến ngàn tuổi. Không chỉ thế, bạn đã từng đi qua tất cả mọi nơi nhưng đây nơi không có môi trường sạch và không có sự hiện diện của túi nilong. Tất cả đồ dùng nơi đây sử dùng cho các sinh hoạt hằng ngày là đều được làm từ những vật liệu từ thiên nhiên ban tặng.Đã có rất nhiều du khách đặt chân đến nới đây, nêu cảm nhận của họ về nơi đây. Có người thì cảm thấy bất ngờ, còn có người cảm thấy ấn tượng, thu hút với môi trường đây,… Họ còn cho biết rằng người dân nơi đây vẫn xây dựng và lưu trú tại những ngôi nhà cổ xưa với vật liệu chính là từ thiên nhiên, không gian nơi đây vô cùng trong sạch, không khí trong lành.Trưởng thôn tại khu du lịch Ta Lang, A Lăng Sen cho biết, nơi đây được phát triển là nhờ có những dự án, cơ quan tài trợ như Viện Phát triên Châu Á, Dự án Trường Sơn xanh,… và ông cũng cho biết thêm, từ lúc phát động chương trình thì đã có rất nhiều người dân từ già trẻ, lớn bé đều hưởng ứng và chung tay góp sức bảo vệ môi trường, biến nơi đây thành nơi có thiện cảm với du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên, tuy phát triển về du lịch nhưng bà con đã ý thức được việc phát triển đi đôi với bảo tồn nên bà cn đã cố gắng ngày qua ngày để có thể giữ cho nơi đây vẫn giữ nét hoang sơ, nguyên sinh có từ trước đến giờ.

Đồng bào Cơ Tu làm du lịch bền vững.

Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng góp phần cho người dân ý thức được việc phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được rất nhiều bà con tại địa phương và cả đồng bào cơ tu hưởng ứng nhằm phát triển kinh tế bền vững nâng cơ hội tạo ra các ngành nghề, công việc cho bà con sinh sống, kéo theo đó là phát triển nền kinh tế địa phương.Hiện nay, không chỉ có người dân địa phương tại tỉnh Quảng Nam, các công ty du lịch cũng đã và đang hưởng ứng và theo mô hình du lịch xanh, du lịch bền vững, bằng việc nhắn nhủ với các du khách khi đi lịch phải mang theo bình nước cá nhân, vứt rác vào thùng ở trên xe và những nơi công cộng, dồ ăn khi lấy chỉ lấy lượng vừa đủ ăn khi nào dùng hết sẽ lấy thêm,… Tạo điều kiện cho du khách có thể hưởng ứng việc bảo vệ môi trường chung, không chỉ những người lớn mà trẻ em cũng có thể ý thực được khi chúng còn nhỏ.