5 DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ DÂN SỐ ĐÔNG NHẤT TẠI HÀ GIANG

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, Hà Giang hiện có 19 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 90%. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo, phong phú. Dưới đây là các dân tộc thiểu số phổ biến nhất ở Hà Giang.

1. Người dân tộc Mông- Dân tộc thiểu số có dân số đông nhất

Đứng đầu trong danh sách các dân tộc ở Hà Giang, người dân tộc Mông chiếm phần lớn trong dân số Hà Giang. Người dân tộc này ở Hà Giang được chia thành 2 nhóm là Mông Trắng và Mông Hoa. Người Mông ở đây nổi tiếng với nông nghiệp canh tác theo nương đá để trồng ngô, trồng lúa và các loại hoa màu đa dạng khác nhau.Dân tộc thiểu số ở Hà GiangTrang phục truyền thống của người phụ nữ Mông rất độc đáo bởi được may từ vải thổ cẩm gồm có một áo cánh, váy và thắt lưng cùng áo xẻ ngực có yếm lửng, xà cạp,… Váy của họ thường có hình nón cụt và có khi lại là váy ống. Khi mặc được xếp lại ở hai bên hông. Trang phục của người Mông có màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt và là niềm tự hào của họ.

2. Người dân tộc Dao

Người dân tộc Dao ở Hà Giang có Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài, Dao Lô Giang,… Mỗi dân tộc đều có những điểm khác nhau trong đời sống và văn hóa nhưng họ đều sống bằng nghề nương rẫy với ruộng bậc thang. Ngoài ra, người Dao còn sinh sống bằng cả nhiều nghề thủ công khác như là rèn, đúc đồ trang sức, thêu thùa hoa trên vải,…dân tộc thiểu số ở Hà GiangNgười Dao khi đi du lịch Hà Giang bạn sẽ thấy họ ở nhà sàn, nhà đất. Họ có một nền văn hóa tín ngưỡng vô cùng phức tạp và đa dạng. Có thể nói phong tục thờ cúng và ma thuật là một nét văn hóa rất riêng của họ.

3. Người dân tộc Tày

Người dân tộc Tày cùng với người Mông và người Dao là 3 dân tộc có dân số đông nhất – bạn sẽ thấy điều này khi đi tour Hà Giang. Họ sống bằng nghề trồng lúa nước ở dưới những chân núi ven sông hoặc trên nương rẫy.Một số nghề làm thủ công cũng rất phát triển như nghề sản xuất dụng cụ nông nghiệp, nghề đan lát, làm đồ gốm, đóng vật dụng bằng gỗ,… Và nghề dệt vải của họ cũng là một nghề thủ công chính rất được ưa chuộng.Dân tộc thiểu số ở Hà GiangNhà của người Tày là những nóc nhà sàn được lợp lá cọ hoặc gianh. Về văn hóa tín ngưỡng của người Tày cũng đa dạng vô cùng với những bài cúng tế liên quan đến con người, sản xuất,..

4. Người dân tộc Nùng

Người dân tộc Nùng ở Hà Giang sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước và có kỹ thuật về tưới tiêu, canh tác,…Nghề thủ công của họ cũng đa dạng với các nghề chính như rèn, đúc, mộc, dệt,…Người Nùng thường sinh sống ở những thung lũng bên sườn đồi hoặc ven sông, suối,… nên có nền chăn nuôi rất phát triển. Nhà của họ là nhà sàn với gian bên ngoài để thờ cúng tổ tiên và dành cho nam giới, phụ nữ sẽ ở gian bên trong.Về văn hóa và tập quán thì tục cưới hỏi của người Nùng khá đặc biệt và độc đáo: Người cậu bên mẹ của chàng trai có vai trò quan trọng là thay mặt gia đình nhà trai đi dạm hỏi và đứng ra lo liệu những công việc cưới xin cho đôi nam nữ.

5. Người dân tộc Giáy

Người dân tộc Giáy sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương và trồng lúa nước. Nghề thủ công đan lát và thêu thùa từ các loại vật liệu tre, nứa,…Dân tộc Giáy- dân tộc thiểu số ở Hà GiangNhà của người Giáy có lối kiến trúc giống với nhiều dân tộc khác là nhà sàn với gian giữa để thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, những phong tục, tập quán của họ cũng rất đa dạng với những quy tắc khác biệt như là con cháu phải ăn chay và không được ngồi ghế,.. khi trong nhà có người mất, hay là khi đưa ma phải chạy thật nhanh vì sợ bị “cướp xác”…