Số lượng hổ hoang dã tăng 40%

Vào năm 2015, theo như lần đánh giá cuối cùng của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế chho biết, số lượng hổ hoang dã đã tăng vọt lên một cách nhanh chóng, ước tính số lượng tăng của hổ hoang dã là 40% so với những năm trước đây.
  • Từng bước cải thiện và bảo tồn.

Theo như số liệu thống kê đã được cập nhật trong Sách Đỏ vào ngày 21/7 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), số lượng hổ hoang dã đã tăng từ 3.726 (năm 2015) lên đến 5.578 cá thể. Nguyên nhân là do công tác bảo tồn.Tuy vẫn còn một số các loại đang ở tình trạng nguy cấp do những lần săn bắt trái phép, phá hủy môi trường sinh thái do các hoạt động nông nghiệp và định cư của con người. Nhưng nhờ vào Chương trình Bảo tồn Môi trường sống Tổng hợp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chúng ta đã ổn định lại được số lượng tăng trưởng và mang về những con số vô cùng tích cực.
  • Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã và hổ

Ngoài Chương trình Bảo tồn Môi trường sống của IUCN ra, thì chúng ta cũng có thể cùng chung tay góp sức không chỉ loài hổ mà còn có thế là những loài vật hoang dã đang sinh sống tại địa phương của chính chúng ta. Như IUCN đã từng nhấn mạnh rằng:“Việc mở rộng và kết nối các khu bảo tồn là đảm bảo chúng được quản lý hiệu quả, làm việc với cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh nơi cư trú của hổ là rất quan trong trọng để bảo vệ loài”.Hiện nay, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên đang chú trọng việc tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, có nghĩa là phải bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.Ở một số các địa phương, đã và đang có những loài có báo hiệu nguy cấp, quý hiếm phân bố cần xây dựng nhiều hành lang xanh, hành lang bảo vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp, tổ chức xây dựng các trang trại,… với mục đích vừa phục vụ cho công tác bảo vệ, mà cũng phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển.Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước như cảnh sát môi trường, cảnh sát biển, kiểm lâm, hải quan và các cán bộ vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,, lâm trường cần cập nhật thông tin và nâng cao năng lực và kỹ năng bảo vệ động hoang dã.