DU LỊCH CỘNG ĐỒNG – LOẠI HÌNH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
Bạn có phải là người đam mê du lịch? Du lịch cộng đồng có phải là lý tưởng mà bạn muốn trải nghiệm? Việc phát triển du lịch hiện nay, đã đa dạng hóa các loại hình phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình đó có đem đến sự bền vững trong du lịch hay không thì cần được khảo sát kỹ càng và lâu dài theo thời gian.Hiện tại, loại hình phát triển du lịch thiên hướng cộng đồng hay còn gọi là “Du lịch cộng đồng”, đang được rất nhiều du khách lựa chọn và yêu thích (Du lịch Làng; Du lịch dân tộc, bản địa; du lịch văn hóa…)
“Du Lịch Cộng Đồng” là được hiểu như thế nào cho đúng?
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Du Lịch 2017, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.Loại hình du lịch thiên hướng cộng đồng hiện nay mang đến một sức hút đến với du khách, được ví như “hoa xinh thì có nhiều bướm”.Vậy đặc điểm gì ở loại hình này kéo chân du khách đến lạ!
Đây là mô hình phát triển du lịch, mà người làm cung cấp sản phẩm du lịch chính là dân cư địa phương. Dân cư địa phương chính nguồn tài nguyên quý giá trong sự phát triển “Du lịch cộng đồng”: là người chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch; là người duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời cũng là người thực hiện truyền bá văn hóa Việt Nam đến với khách du lịch. Một sản phẩm du lịch “chất lượng” đến từ người dân “bình thường nhất” của thôn, làng Việt Nam chính là đều thu hút một lượng du khách đông đảo đến trải nghiệm. Du khách sẽ được trải nghiệm chân thật các hoạt động sinh hoạt tại địa phương; tham gia các lễ nghi, phong tục tại địa phương đó từ Bắc; Trung; Nam “mỗi nơi mỗi khác”; được thỏa thích hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên; tận tay làm ra những món ăn đặc trưng từ mỗi vùng, đó chính là ý nghĩa của du lịch cộng đồng.Đặc sắc trong phát triển du lịch “Cộng Đồng” đó chính là mang đến những ý nghĩa tích cực, điều đó thể hiện qua:
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: góp phần bảo vệ Di sản văn hóa, môi trường, hệ sinh thái địa phương.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên: sự phát triển du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy, củng cố vai trò công tác bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn tạo nên thu nhập cho dân cư bản địa, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa của đất nước.
- Gắn kết tình hữu nghị giữa những du khách và người dân: tình cảm gắn bó giữa con người với con người, nó chính là cái “sợi tơ” gieo nhân duyên đến khách với hi vọng khách sẽ đến đây không chỉ một lần.
Một số địa điểm du lịch thiên hướng cộng đồng không nên bỏ qua
- Làng rau Trà Quế Hội An
- Du lịch cộng đồng Mai Châu Hòa Bình
- Du lịch cộng đồng Cồn Sơn Cần Thơ
- Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn Lạng Sơn