9 cách làm xanh hóa thói quen làm bếp của bạn

Hiện nay, một số các quốc phát triển đang thực hiện kế hoạch sống xanh bằng việc xanh hóa thói quen làm bếp giúp giảm thiểu đi dấu chân carbon như tránh lãng phí đồ ăn, chúng ta sẽ mang những đồ ăn còn thừa ấy thực hiện việc ủ phân trộn; tái sử dụng đồ vật, để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường, hãy tái sử dụng chai nhựa để sử dụng trong nhà bếp.Chúng ta hãy bắt đầu xanh hóa thói quen làm bếp của bạn từ những việc nhỏ nhất để tạo nên một thế giới khác biệt.

1. Gia công các thiết bị nhỏ

Chúng ta nên sử dụng những thiết bị tiết kiệm năng trong nhà bếp như nồi nấu chậm, lò nướng bánh mì, lò vi sóng, nồi áp suất, bếp điện. Một tác giả của một cuốn sách đã từng nói rằng “nếu bạn đang nấu một nửa bông cải xanh, tại sao bạn phải làm nóng lò nướng lớn?” Melaine Mannarino tác giả của (Almost) Zero-Waste Guide. Khi bạn sử dụng lò nướng, bạn phải làm nóng lò, rang các loại rau củ hay thực phẩm để có thể sử dụng hết năng lượng của nó. Theo dõi tiến độ bằng những đèn hiệu trên thiết bị, vì nếu như mở cửa lò sẽ làm giản đi 25 độ và chúng ta chỉ việc hâm nóng đồ ăn lại.

2. Rửa bát đĩa một cách thông minh

Đối với những người hay đứng rửa bát, mỗi khi rửa sẽ tốn nhiều nước và không biết tiết kiệm nguồn nước như thế nào? Chính vì thế, mỗi hộ gia đình nên mua cho mình một máy rửa bát tự động. Vì sao lại khuyến khích sử dụng máy rửa bát tự động?Bởi vì những loại máy rửa bát tữ động này nó sẽ có chế độ ECO 50o, đây được xem là chế độ rửa bát tiết kiệm vì nó sẽ tiêu thụ lượng điện năng và nước ở mức thấp nhất. Bát đĩa sẽ được rửa sạch nhờ áp lực từ máy phun nước với nhiệt độ là 50oC. Đây được xem là nhiệt độ tiêu chuẩn làm sạch các dụng cụ có độ bẩn thông thường.

3. Lọ thủy tinh Upcycle

Hãy sử dụng các loại chai, lọ, hộp,… được làm bằng thủy tinh. Vì sao? Bởi vì, thủy tinh an toàn hơn nhựa, khi chúng ta bỏ đồ ăn vào đồ nhựa những hóa chất từ đồ nhựa có thể di chuyển trực tiếp vào đồ ăn mà chúng ta không hay biết. Thủy tinh là được làm từ vật liệu tự nhiên có tình trơ, không xốp và còn chịu được nhiệt độ rất cao, khi làm nóng đồ ăn trong hộp nhựa bằng lò vi sóng có thể chảy nhựa vào đồ ăn, còn thủy tinh thì chịu được nhiệt độ lên đến 2000oC, và chúng ta có thể sử dụng được trong thời gian dài, đồng thời làm xanh hóa không gian bếp của bạn. Khi chế biến đồ ăn, cũng có thể dễ dàng nhìn thấy được đó là gia vị gì, còn với trẻ em thì sẽ dễ dàng biết được trong hộp là đồ ăn gì.

4. Đừng lãng phí thức ăn thừa 

không nên lãng phí thức ăn thừa để xanh hóa thói quen làm bếp của bạn

Không lãng phí thức ăn thừa

Tác giả của cuốn sách How to be a Conscious Eater, bà mẹ với hai con Sophie Egan đã từng nói: “lựa chọn thực phẩm tốt cho bạn, mọi người xung quanh và hành tinh của chính mình, gợi ý nên chỉ định một phần trong tủ lạnh của bạn là khu vực “món ăn này đầu tiên”. Sau đây là một cách để tránh lãng phí đồ ăn:
  • Luôn kiểm tra tủ lạnh:  điều này sẽ cho chúng ta ước lượng được thực phẩm mà chúng ta nên mua là bao nhiêu?
  • Sắp xếp những loại thực ăn nào nên ăn trước và để dành tránh trường hợp quên mất dẫn đến hư và phải đổ bỏ.
  • Lên thực đơn mỗi ngày sẽ giúp ta chuẩn bị những loại thực phẩm gì và sẽ chỉ mua những gì còn thiếu trong thực đơn.
  • Không mua theo lố chúng ta thường nghĩ mua theo lố sẽ giúp ta tiết kiệm rất nhiều, nhưng thật ra là không. Vì chúng ta sẽ dùng chúng thoải mái và không dùng hết theo đúng hạn sử dụng, chúng ta nên chỉ mua đồ ăn dùng hết trong ngày.
  • Tận dụng đồ ăn thừa nếu như chúng ta nấu còn thừa, nên sẽ bảo quản lạnh và nếu muốn dùng cho những lần sau thì chúng ta chỉ cần hâm nóng lại, điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian thay vì phải lên thực đơn mới, làm lại từ đầu.

5. Sử dụng nước từ vòi 

Mỗi hộ gia đình, cần trang bị cho nhà bếp một máy lọc nước thay vì dùng những loại nước đóng chai nhựa. Egan đã từng nói rằng: “Thật buồn cười khi những người mang chai nước tái sử dụng của họ sẽ uống ba lon nước lọc mỗi ngày. Tôi biết, bởi vì tôi đã từng là một trong những người như vậy”. Việc lắp đặt máy lọc nước sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí dài lâu, đảm bảo được an toàn sức khỏe khi uống nước cho chính gia đình của bạn.Đây cũng là một trong những hành động làm xanh hóa thói quen làm bếp của bạn!

6. Trồng các loại thảo mộc và rau 

xanh hóa thói quen làm bếp bằng việc trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà

Khi bạn trồng rau tại nhà, tức là bạn đã làm chủ được lương thực của chính mình mà không gặp bất kì trở ngại nào khi đi chợ. Đảm bảo được độ sạch sẽ và tươi hơn, không hóa chất, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, còn giúp chúng ta hạn chế việc việc ô nhiễm thực phẩm, bảo vệ môi trường hơn và quan trong hơn hết, nó sẽ giúp cho ta tiết kiệm thời gian đi chợ và còn tiết kiệm một khoản chi phí khi đi chợ, đồng thời làm xanh hóa thói quen làm bếp của bạn giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

7. Sử dụng ít khăn giấy 

hạn chế sử dụng khăn giấy để xanh hóa thói quen làm bếp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường

Hạn chế sử dụng khăn giấy để lau bếp

Thường thì chúng ta nên sử dụng các loại khăn ăn hay vải thấm nước, chúng có thể sử dụng lại nhiều lần, giặt, ủi. Trường hợp với quần áo không dùng đến nữa, hãy tận dụng những mảnh vải của chiếc áo để làm khăn dùng trong mọi hoạt động, như thế sẽ giúp hạn chế được việc sử dụng giấy ăn, chỉ khi cần thiết đến thì chúng ta sẽ đem sử dụng, còn không thì hãy cất nó một nơi nào đó và làm như vậy chúng ta cũng tiết kiệm được một khoản chi phí, dù cho chỉ là một ít.

8. Mua đồ cũ 

Mua đồ secondhand Hiện nay, đã có rất nhiều của tiệm Second Hand đã và đang mở bán ra rất nhiều. Những tiệm Second Hand này là nơi bán những món đồ hay quần áo đã qua sử dụng của những người chủ trước, của tiệm sẽ mua lại và bạn với một mức giá khác, có khi còn rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua nó khi còn nhãn. Việc mua đồ tại cửa tiệm Secondhand sẽ giúp cho ta có được và mua được những thứ mình muốn với một mức giá vô cùng rẻ, giúp cho ta tiết kiệm được một khoản chi phí khi mua sắm.

9. Bắt đầu phân phối

xanh hóa thói quen làm bếp bằng việc ủ phân từ thức ăn thừa

Ủ phân từ thức ăn thừa

Ngoài việc trồng các loại rau và cây trái, không chỉ tưới nước cho chúng hằng ngày mà chúng ta còn phải bón phân cho chúng để ra được những loại rau vô cùng tươi, ngon và sạch sẽ. Chúng ta hãy tận dụng những thực phẩm còn thừa như bã cà phê, vỏ của các loại rau củ. Chúng ta sẽ bỏ nó vào một cái thùng và ủ nó một cách tự nhiên, chúng sẽ từ từ phân hủy và tạo thành phân bón cho cây trồng chúng ta.

Do it your-self (Hãy tự mình thực hiện)

Hãy lựa chọn một thùng Geobin hay còn gọi là thùng ủ Geobin. Lấp đầy thùng đó bằng những thực phẩm khi sơ chế còn thừa như: vỏ trứng, vỏ rau củ, quả, bã cà phê, trà,… hoặc những thực phẩm khô hay lá cây, nếu như chúng quá khô, hãy tưới nước vào để thấm nước và chúng sẽ dần dần phân hủy, tao thành phân bón cho cây trồng.

Put it on the curb (Đặt nó trên lề đường)

Hãy đặt thùng ủ phân bên lề đường, nếu như thị trấn hay thành phố của bạn đang phát động chương trình này, hãy đọc kỹ những chỉ dẫn, hướng dẫn mà chương trình tại thành phố hay thị trấn bạn đang sống đề ra ví dụ như: hạt thông, cành cây,…

Contract it out (ký hợp đồng)

Trả tiền để loại bỏ các mẩu tin lưu niệm. hãy vào trang mạng như Compostnow.org, nhằm liệt kê ra các nhà cung cấp dịch vụ hoặc vào trang goolge và bấm “dịch vụ nhận phân trộn” để hiểu thêm thông tin và chi tiết.

Compost with a neighbor (Cùng hàng xóm ủ phân)

Hiện nay, người ta đã tạo ra ứng ứng ShareWaste với mục đích hướng cho chúng ta đến với quyên góp các phân bón cho những người làm vườn hay nông dân, để họ có thể trồng và chăm sóc tốt những loại cây và lương thực hơn. 

Find a drop-off Site (Tìm kiếm trang web)

Hãy kiểm tra mạng xã hội mỗi ngày, mỗi tháng hoặc mỗi năm từng khu vưc, thành phố hay thị trấn sẽ diễn ra các hội chợ nông sản hay một số các địa điểm thu mua tại các công viên địa phương.