Ttch

WAFORT đến tham quan trung tâm cứu hộ động vật và bảo tàng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động vật hoang dã, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng,… Trong buổi gặp gỡ thường niên của cộng đồng du lịch có trách nhiệm WAFORT vừa qua, WAFORT đã đến thăm nơi đây. Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu về công tác cứu hộ động vật tại đây nhé !

Trong buổi giao lưu gặp gỡ của các thành viên trong cộng đồng du lịch có trách nhiệm WAFORT vừa qua, đoàn đã đến tham quan Trung tâm cứu hộ và Bảo tàng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tại đây, các thành viên trong đoàn WAFORT được nhìn tận mắt những tiêu bản của các cá thể động vật đang được trưng bày tại đây, và lắng nghe những chia sẻ của nhân viên trung tâm về công tác cứu hộ của họ.

Bảo tàng Thiên nhiên Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trong bảo tàng thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên trưng bày rất nhiều tiêu bản của các loài động vật (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Trong bảo tàng thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên trưng bày rất nhiều tiêu bản của các loài động vật (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Trước tiên đến với Bảo tàng thiên nhiên, đoàn WAFORT được anh Khánh – chuyên gia về cứu hộ động vật đang công tác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên dẫn dắt tham quan bảo tàng.

Anh Khánh - chuyên gia về cứu hộ động vật đang công tác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Anh Khánh – chuyên gia về cứu hộ động vật đang công tác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Trong bảo tàng thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên trưng bày rất nhiều tiêu bản của các loài động vật. Lắng nghe những câu chuyện mà anh Khánh kể, đoàn WAFORT đều cảm thấy thương cho những cá thể này, bởi mỗi tiêu bản được trưng bày ở đây đều mang theo một câu chuyện buồn đến đau lòng.

Anh Khánh chia sẻ câu chuyện về các tiêu bản trưng bày trong bảo tàng (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Anh Khánh chia sẻ câu chuyện về các tiêu bản trưng bày trong bảo tàng (Ảnh : Ngọc Khuyến)

Trong bảo tàng thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên trưng bày rất nhiều tiêu bản của các loài động vật

Trong bảo tàng thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên trưng bày rất nhiều tiêu bản của các loài động vật

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn & Phát triển sinh vật được thành lập vào ngày 29 tháng 3 năm 2005. Có diện tích 66ha, trung tâm cứu hộ bao gồm khu cứu hộ gấu và khu cứu hộ động vật linh trưởng với các phân khu chức năng như khu nuôi nhốt, khu thăm khám chữa bệnh, khu cách ly, khu bán hoang dã tập thích nghi.

Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn & Phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn & Phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Cát Tiên

Anh Khánh chia sẻ, trong quá trình công tác của mình tại Trung tâm cứu hộ động vật, anh và đồng đội của mình đã cứu hộ được khoảng 700 cá thể với gần 40 loài khác nhau, và tỉ lệ tái thả về tự nhiên thành công của những cá thể này là 90 %. Anh chia sẻ, trong 2024, anh và nhóm cứu hộ đã cứu được 196 cá thể, và tái thả về tự nhiên thành công 189 cá thể, đạt tỉ lệ trên 90 %.

Anh Khánh giới thiệu về Trung tâm cứu hộ cho đoàn WAFORT

Anh Khánh giới thiệu về Trung tâm cứu hộ cho đoàn WAFORT

Đoàn WAFORT cùng quan sát loài vượn đen má vàng tại Trung tâm cứu hộ

Đoàn WAFORT cùng quan sát loài vượn đen má vàng tại Trung tâm cứu hộ

Hiện tại trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Cát Tiên còn phối hợp với các tổ chức quốc tế về cứu hộ động vật tiêu biểu như Free the Bears – tổ chức chuyên cứu hộ gấu, Save Vietnam’s Wildlife – chuyên cứu hộ tê tê và các loài thú ăn thịt nhỏ như mèo, chồn; Monkey World – chuyên cứu hộ các loài linh trưởng.

Trung tâm cứu hộ còn phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế lớn về cứu hộ động vật trên thế giới

Trung tâm cứu hộ còn phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế lớn về cứu hộ động vật trên thế giới

Anh Khánh chia sẻ, trong quá trình phối hợp với các tổ chức quốc tế về cứu hộ động vật như thế này giúp ít rất nhiều cho quá trình cứu hộ của trung tâm, vì các tổ chức quốc tế này có cơ chế mở hơn, có thể hỗ trợ được kinh phí cho quá trình cứu hộ, bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên y tế cứu hộ của các đơn vị này có trình độ nghiệp vụ cao, nhờ đó có thể có phương án xử lí tốt hơn khi gặp các trường hợp cứu hộ khó.

Việc phối hợp với các tổ chức quốc tế về cứu hộ động vật như thế này giúp ít rất nhiều cho quá trình cứu hộ của trung tâm (Ảnh : Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Cát Tiên)

Việc phối hợp với các tổ chức quốc tế về cứu hộ động vật như thế này giúp ít rất nhiều cho quá trình cứu hộ của trung tâm (Ảnh : Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Cát Tiên)

Hiện nay, số lượng cá thể cần được cứu hộ mỗi năm giảm dần. Có lẽ một phần do ý thức người dân được nâng cao hơn, một phần là do các cơ quan chức năng có biện pháp xử phạt nặng hơn, răn đe hơn đối với các trường hợp săn bắt, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã. Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao hơn, thay vì săn bắt và ăn thịt các loài động vật khi thấy chúng, giờ đây họ sẽ giao nộp ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện có động vật hoang dã xuất hiện ở khu vực mình sống.

Mặc dù số lượng cá thể giảm xuống nhưng thực sự chưa như mình kì vọng. Bản thân mình mong rằng mỗi năm có thể giảm được ít nhất 20-30% số lượng cá thể được cứu hộ, hoặc có thể trong tương lai không cần đến trung tâm cứu hộ động vật nữa mà chuyển sang các lĩnh vực khác về động vật.”, Anh Khánh nói.

Qua chuyến tham quan tại trung tâm, các thành viên trong đoàn WAFORT không chỉ có cơ hội được lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu hơn những câu chuyện trong công tác cứu hộ động vật của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Cát Tiên, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Anh Thư