Leo Núi Trải Nghiệm Kết Hợp Với Nhặt Rác

Khai thác di sản thiên nhiên và văn hóa để thúc đẩy du lịch xanh, bền vững tại Phú Yên

Phú Yên – mảnh đất duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn giàu giá trị văn hóa. Đặc biệt, với xu hướng phát triển bền vững, du lịch xanh tại Phú Yên đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho du khách yêu thiên nhiên và mong muốn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Hãy cùng WAFORT tìm hiểu về du lịch xanh ở vùng đất Phú Yên qua bài viết này nhé !

Toàn Cảnh Tp Tuy Hòa nhìn từ tháp Nghinh Phong. Du lịch xanh Phú Yên

Toàn Cảnh Tp Tuy Hòa. Ảnh: Ngọc Thắng

1. Tiềm năng phát triển du lịch xanh từ thiên nhiên đến văn hóa

Vị trí địa lý thuận lợi

Là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, Phú Yên có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông.Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây.
Cầu Vượt đường Sắt Nam

Cầu Vượt đường Sắt Nam TP Tuy Hòa. Ảnh: Ngọc Thắng

Có thể nói, Phú Yên đều có các loại hình giao thông ở Việt Nam. Về đường bộ, có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29, Quốc lộ 19C và các tuyến tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi; có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển.Về đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác, trong tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây Nguyên được hình thành mở ra triển vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên. Hàng không, Phú Yên có sân bay Tuy Hòa cách TP Tuy Hòa 5 km về phía Đông Nam, diện tích sân bay 700ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C. Cảng Vũng Rô là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT.

Di sản văn hóa ở Phú Yên rất phong phú, đa dạng bản sắc

Với bề dày về lịch sử – văn hóa, Phú Yên có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Toàn tỉnh có 185 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, trong đó có 4 di sản được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật bài chòi; Lễ hội cầu ngư; Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm và Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê.Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca dân vũ, trò chơi dân gian. Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hóa và có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…
Lễ Hội Cầu Ngư

Lễ Hội Cầu Ngư. Ảnh: Thiên Lý

Thời gian qua, Phú Yên luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa và di sản thiên nhiên gắn với phát triển du lịch, tuy nhiên chưa có giải pháp đồng bộ, đột phá để phát triển du lịch xanh, bền vững; chưa tạo điểm đến hấp dẫn du khách mang tính đột phá tầm quốc gia và quốc tế.Trước thực trạng đó, Phú Yên đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; đặc biệt, đối với những di tích đình chùa, đẩy mạnh việc xã hội hóa, Phú Yên huy động được hàng chục tỉ đồng từ sự đóng góp của Nhân dân vào việc trùng tu, tôn tạo.Trên cơ sở thực hiện nghiêm quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh, tôn trọng tính nguyên gốc của di tích, Phú Yên đã gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa mà bao đời cha ông bảo tồn và phát triển.
Núi Nhạn Thu Hút đông đảo Du Khách

Núi Nhạn Thu Hút đông đảo Du Khách. Ảnh: Huỳnh Nguyễn

Di sản thiên nhiên ở Phú Yên luôn tạo ấn tượng cho du khách thập phương

Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn và phía Đông là biển Đông. Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo… Một số danh thắng tiêu biểu là Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn – mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn – sông Đà Rằng…
Gành đá đĩa

Gành đá đĩa. Ảnh: Báo Lâm Đồng.

Bãi Môn Nhìn Từ Trên Cao

Bãi Môn Nhìn Từ Trên Cao. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy

Mũi Điện

Mũi Điện

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan. Ảnh: Momo Travel

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch với tổng diện tích lưu vực là 16.400 km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỉ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên. Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Krông Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng. Đồng thời, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá granit, vàng sa khoáng, bôxít, sắt, flourit, titan… được phân bố rải rác ở nhiều vùng phía Tây của tỉnh.Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.
Vịnh Xuân Đài

Một góc Vịnh Xuân Đài. Ảnh: Trần Quới

Bình Minh Trên Vịnh Xuân Đài

Bình Minh Trên Vịnh Xuân Đài. Ảnh: Lê Minh

Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài 189 km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, Bãi Môn – Mũi Điện, Vũng Rô, đầm Ô Loan, Bãi Xép, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực tạo dấu ấn đối với khách du lịch…
Hòn Yến

Hòn Yến. Ảnh: Crystal Bay.

Phú Yên là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đầm ven biển; nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ngoài các giá trị du lịch do thiên nhiên ban tặng và có được hình thành bởi bề dày lịch sử phát triển; Phú Yên còn đầu tư để có được những điểm đến du lịch hấp dẫn níu chân du khách.

2. Du khách trồng cây, nhặt rác, không để lại gì ngoài dấu chân

Leo Núi Trải Nghiệm Kết Hợp Với Nhặt Rác

Leo Núi Trải Nghiệm Kết Hợp Với Nhặt Rác – Ảnh nhân vật cung cấp

Theo dự thảo Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh này ưu tiên phát triển các loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái, gắn với thiên nhiên, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng, doanh nghiệp, khách du lịch đối với công tác bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch.

Du khách vừa tham quan vừa tham gia giữ môi trường xanh

Anh Lê Quý Tài, một hướng dẫn viên du lịch tại Phú Yên, cho hay du lịch xanh đang là hướng đi bền vững. Hiện tại ngoài hướng dẫn khách tham quan, trải nghiệm các điểm đến, anh thường tổ chức các hoạt động như nhặt rác, trồng cây…

Trong mỗi chuyến hướng dẫn tham quan, anh Tài luôn khuyến khích du khách sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường độ bền bỉ cao, hạn chế mang đồ nhựa.

Chúng tôi có quan điểm không để lại gì ngoài những dấu chân, không lấy đi gì ngoài những bức ảnh khi đến bất kỳ các điểm tham quan tại Phú Yên” – anh Tài nói.

Chẳng hạn như khi leo núi Đá Bia, du khách đồng hành cùng nhóm hướng dẫn viên tham gia… nhặt rác.

Ngay từ chân núi, chúng tôi đã bố trí sẵn các túi lưới để đựng rác thải. Hằng tháng, nhóm sẽ đưa số rác này xuống núi để xử lý. Ngoài ra, các hoạt động trồng cây xanh trong mỗi chuyến đi cũng được nhiều du khách hưởng ứng“, anh Tài nói.

Rác nhựa sau khi thu gom từ núi Đá Bia, làng chài Phú Thọ (thị xã Đông Hòa), ngoài việc đem đi xử lý, anh Tài cùng các bạn trẻ trong nhóm còn tổ chức làm lồng đèn, đồ chơi tái chế để tặng trẻ em vùng khó. Với anh Tài, ngoài làm du lịch xanh, anh còn muốn kết hợp với du lịch thiện nguyện.

Nhặt Rác Tại Bãi Biển

Nhặt Rác Tại Bãi Biển – Ảnh NVCC

Du lịch xanh kết hợp với thiện nguyện không chỉ tạo vòng tuần hoàn cho rác thải, mà còn mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng“, chàng hướng dẫn viên trẻ 23 tuổi cho biết.
Rác được Thu Gom Sẽ đem đi Tái Chế

Rác được Thu Gom Sẽ đem đi Tái Chế – Ảnh NVCC

Các cơ sở du lịch xanh

Anh Nguyễn Quang Hưng – chủ homestay Xóm Biển (TP Tuy Hòa) – cho hay thay vì cung cấp cho du khách những dây dầu gội hoặc sữa tắm thì ở đây lại đựng trong các chai lọ gốm sứ, thủy tinh.

Các đồ dùng cá nhân từ lược, bàn chải đánh răng bằng nhựa được thay thế bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cơ sở lưu trú của tôi bố trí nhiều thùng rác. Rác được phân loại rõ ràng. Rác hữu cơ được dùng để tái chế thành phân bón cho rau củ, hoa trong khuôn viên homestay. Từ khi chuyển sang cách làm du lịch xanh, tôi thấy lượng rác tại cơ sở giảm rõ rệt, du khách cũng rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường“, anh Hưng nói.

Chị Lê Thị Hoa (31 tuổi, du khách Bình Định) cho hay việc homestay, khách sạn bố trí các thùng phân loại rác theo từng ngăn rất hợp lý, hơn nữa tạo cho du khách thói quen để rác đúng chỗ.

Ngày nay khách du lịch không chỉ đi và xem nữa mà còn muốn trải nghiệm nhất là việc trồng cây, hái quả hay hòa mình cùng với thiên nhiên.

Tôi cũng mong rằng ngành du lịch Phú Yên sẽ có những quy định cho khách tham quan các đảo Cù Lao Mái Nhà, Hòn Nưa không mang đồ nhựa dùng một lần, bịch ni lông lên đảo vì họ sử dùng xong vứt ra đó rất mất mỹ quan, trong khi Hội An, Nha Trang… đã có những quy định cụ thể về việc mang đồ nhựa qua đảo“, chị Hoa đề nghị.

Mỗi Góc Homestay Xóm Biển đều Bố Trí Thùng Phân Loại Rác

Mỗi Góc Homestay Xóm Biển đều Bố Trí Thùng Phân Loại Rác – Ảnh: MINH CHIẾN

Theo ông Hồ Văn Tiến – chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phú Yên – ở Việt Nam hoạt động du lịch gắn với bảo vệ môi trường đang dần được quan tâm.

Có thể kể đến tỉnh Bến Tre thí điểm tour du lịch mới mang tên “Net Zero tours”. Ở mô hình này, du khách được hướng dẫn cách đo lường và tính toán lượng phát thải đã tạo ra trong suốt chuyến trải nghiệm, sau đó cùng thực hiện các hoạt động như trồng cây bần, cây đước… để bù đắp phát thải carbon khi tham gia tour.

Trước đó một số địa phương cũng có những mô hình tour du lịch kết hợp với nhặt rác như: Hội An có tour khách chèo thuyền kayak nhặt rác trên sông Hoài, Quảng Ninh có tour cho khách nhặt rác ở đảo Cô Tô

“Tỉnh Phú Yên cũng dần có các sản phẩm thân thiện với môi trường từ chén đĩa bằng lá cây, ống hút gạo… đến các tour du lịch sinh thái. Tuy vẫn còn mới nhưng đã thể hiện sự chuyển dịch sang du lịch xanh của địa phương.

Cái cần là phải có thêm nhiều sản phẩm du lịch xanh mang tính đặc thù hơn nữa, cũng như phải có các kế hoạch, sự đầu tư của địa phương”, ông Tiến nói.

Nguồn: Internet