ThS. Võ Thị Ngọc Hà*, Phạm Thanh Huy

Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

*Email: vtnha@ntt.edu.vn

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách nội địa tại TP. Vũng Tàu, dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết kích hoạt chuẩn mực (NAT). Kết quả cho thấy, các yếu tố Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Hình ảnh điểm đến và Chuẩn mực đạo đức cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến Ý định bảo vệ môi trường của du khách. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Nhận thức về tác hại của du lịch và Nhận thức trách nhiệm chưa có ảnh hưởng đáng kể đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm xây dựng du lịch bền vững và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại TP. Vũng Tàu.Từ khóa: ý định hành vi, trách nhiệm với môi trường, du lịch bền vững, nhận thức kiểm soát hành vi, hình ảnh điểm đến

GIỚI THIỆU

Du lịch bền vững ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm do những lo ngại về tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường. Tại Việt Nam, ngành du lịch mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng cũng gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại thành phố biển Vũng Tàu.Là điểm đến nổi tiếng, Vũng Tàu thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, nhưng cũng đối mặt với các vấn đề, như: ô nhiễm, rác thải và suy giảm tài nguyên. Vì vậy, việc hiểu các yếu tố thúc đẩy du khách thực hiện hành vi trách nhiệm với môi trường là cần thiết để thúc đẩy du lịch bền vững và bảo tồn di sản tự nhiên, văn hóa của Thành phố (Vuong và Nguyen, 2024).Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách nội địa tại TP. Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm, góp phần giúp Vũng Tàu phát triển thành một điểm đến bền vững.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Nhận thức về tác hại của du lịch là sự hiểu biết của du khách về các tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra cho môi trường và cộng đồng địa phương (Schwartz, 1977). Khi du khách nhận thức rõ hơn về những hậu quả tiêu cực, như: suy thoái tài nguyên hay ô nhiễm, họ có xu hướng hình thành ý định thực hiện hành vi có trách nhiệm với môi trường (D’Arco và cộng sự, 2023).Theo Confente và Scarpi (2021), nhận thức về tác hại của du lịch có thể gia tăng ý thức trách nhiệm và thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H1: Nhận thức về tác hại của du lịch có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Nhận thức trách nhiệm là nhận thức của du khách về nghĩa vụ cá nhân trong việc hạn chế các tác động tiêu cực do hành vi của mình gây ra (Henseler và cộng sự, 2015). Những du khách với nhận thức trách nhiệm cao sẽ có xu hướng hình thành ý định thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường, vì họ cảm thấy có thể đóng góp vào việc giảm thiểu ảnh hưởng xấu (Gao và cộng sự, 2017).D’Arco và cộng sự (2023) cũng chỉ ra rằng, nhận thức trách nhiệm thúc đẩy ý định hành vi bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H2: Nhận thức trách nhiệm có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Chuẩn mực đạo đức cá nhân là những nguyên tắc và chuẩn mực cá nhân của một người dựa trên giá trị và nhận thức về đúng/sai (Schwartz, 1977). Những du khách có chuẩn mực đạo đức cao thường có ý định thực hiện hành vi bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn, bởi họ tin rằng đây là điều nên làm (Esfandiar và cộng sự, 2020). Nghiên cứu tại các điểm du lịch đã chỉ ra rằng, chuẩn mực đạo đức có tác động tích cực đến ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách (Gursoy và cộng sự, 2019). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H3: Chuẩn mực đạo đức cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường là cảm nhận tích cực của du khách về ý nghĩa và lợi ích của các hành vi bảo vệ môi trường (Gao và cộng sự, 2016). Thái độ tích cực sẽ thúc đẩy du khách hình thành ý định thực hiện các hành vi có trách nhiệm, như bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm (Filimonau và cộng sự, 2018).Nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy, thái độ tích cực đối với du lịch bền vững có ảnh hưởng lớn đến ý định hành vi bảo vệ môi trường của người dân địa phương (Cheng và cộng sự, 2019). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H4: Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Nhận thức kiểm soát hành vi là niềm tin của du khách vào khả năng thực hiện hành vi của mình; nói cách khác, khi du khách tin rằng, họ có thể dễ dàng thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường, họ sẽ có xu hướng hình thành ý định làm điều đó (Zheng và cộng sự, 2017). Trong Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ý định hành vi. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H5: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Hình ảnh điểm đến là sự nhận thức và ấn tượng tổng thể của du khách về một điểm đến, bao gồm các yếu tố như môi trường tự nhiên, văn hóa và độ an toàn (Lawson và Baud Bovy, 1977). Khi điểm đến có hình ảnh tích cực, du khách sẽ hình thành cam kết bảo vệ và duy trì nơi đó, từ đó nâng cao ý định hành vi bảo vệ môi trường (Lu và cộng sự, 2023). Kulshrestha và cộng sự (2023) cũng cho thấy, hình ảnh điểm đến có tác động tích cực đến ý định hành vi có trách nhiệm của du khách. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:H6: Hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách.Mô hình nghiên cứuTừ các giả thuyết nói trên, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý dịnh hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách nội địa tại TP. Vũng Tàu như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến ý định Hành Vi Trách Nhiệm Với Môi Trường Của Du Khách Nội địa Tại Vũng Tàu

Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Theo đó, nghiên cứu định tính nhằm hệ thống hóa tài liệu và xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách tại Vũng Tàu. Thang đo cho mỗi yếu tố được thiết kế với tối thiểu 3 biến quan sát, mỗi biến đo lường một khía cạnh cụ thể của yếu tố đó. Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh dựa trên ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo tính rõ ràng và phù hợp với đối tượng khảo sát.Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với thang đo Likert 5 điểm. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 178 du khách nội địa tại Vũng Tàu thông qua 2 hình thức: phỏng vấn trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua Google Form, với 146 phiếu hợp lệ được thu thập từ tháng 7-9/2024.Dữ liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp, như: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKiểm định độ tin cậy thang đoKết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy, tất cả 31 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu (> 0.3), do đó được chấp nhận. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha của cả 7 thang đo đều vượt ngưỡng 0.6, cho thấy các thang đo này đảm bảo độ tin cậy. Vì vậy, các biến quan sát này đủ điều kiện để tiếp tục đưa vào phân tích EFA.

Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Ký hiệu

Nội dung

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha

TH

Nhận thức về tác hại của du lịch

TH1

Du lịch làm cạn kiệt tài nguyên.

0.691

0.783

0.836

TH2

Du lịch gây ô nhiễm môi trường tại các điểm đến du lịch.

0.722

0.768

TH3

Du lịch làm tổn hại đến tính bền vững của các điểm đến du lịch.

0.717

0.773

TH4

Du lịch thương mại hóa các giá trị văn hóa truyền thống.

0.558

0.846

TN

Nhận thức về trách nhiệm

TN1

Phải cùng nhau chịu trách nhiệm về các vấn đề do hoạt động của khách du lịch gây ra.

0.427

0.634

0.661

TN2

Có một số điều khách du lịch có thể làm để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực của du lịch.

0.517

0.510

TN3

Khách du lịch có trách nhiệm đóng góp vào tính bền vững của điểm đến du lịch trong suốt chuyến đi

0.480

0.556

ĐĐ

Chuẩn mực đạo đức cá nhân

ĐĐ1

Du khách có nghĩa vụ tuân thủ các khuyến nghị về trách nhiệm du lịch .

0.665

0.683

0.792

ĐĐ2

Du khách phải có hành vi có trách nhiệm khi đi du lịch lịch.

0.650

0.701

ĐĐ3

Du khách có nghĩa vụ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, văn hóa, người dân địa phương khi đi du lịch.

0.590

0.762

Thái độ đối với trách nhiệm hành vi môi trường

TĐ1

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là một hành vi mang lại lợi ích.

0.645

0.849

0.868

TĐ2

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi tốt .

0.607

0.854

TĐ3

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là một hành vi có trách nhiệm.

0.652

0.849

TĐ4

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là một hành vi có giá trị.

0.677

0.847

TĐ5

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi thích hợp.

0.633

0.851

TĐ6

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi rất thoải mái.

0.673

0.846

TĐ7

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi rất hấp dẫn và thú vị.

0.580

0.857

TĐ8

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi rất khôn ngoan.

0.541

0.863

KS

Nhận thức kiểm soát hành vi

KS1

Bảo vệ môi trường nằm trong quyền kiểm soát của tôi.

0.479

0.483

0.634

KS2

Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi dễ thực hiện.

0.510

0.453

KS3

Tôi có nguồn lực, thời gian và cơ hội bảo vệ môi trường khi đi du lịch

0.353

0.661

HA

Hình ảnh điểm đến

HA1

Vũng Tàu có uy tín tốt về môi trường trong tâm trí du khách.

0.704

0.760

0.822

HA2

Vũng Tàu có môi trường trong lành và tự nhiên.

0.724

0.755

HA3

Vũng Tàu có bầu không khí thiên nhiên khác biệt (đặc trưng của vùng biển).

0.689

0.766

HA4

Vũng Tàu có bầu không khí sôi động hơn những vùng biển khác.

0.442

0.835

HA5

Ngành du lịch Vũng Tàu tích cự tổ chức và thực hiện các hoạt động thân thiện với môi trường.

0.540

0.810

YD

Ý định hành vi có trách nhiệm đối với môi trường

YD1

Tôi sẵn sàng tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch.

0.578

0.739

0.784

YD2

Tôi sẽ cố gắng tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch.

0.609

0.730

YD3

Tôi có ý định tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch.

0.639

0.719

YD4

Tôi có kế hoạch tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch.

0.557

0.745

YD5

Tôi sẽ xem xét tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch

0.453

0.787

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phân tích EFAPhân tích EFA cho các biến độc lậpKết quả kiểm định sau 4 lần chạy EFA (Bảng 2), với việc loại bỏ lần lượt 3 biến quan sát là TĐ3, TĐ2 và TĐ1, cho thấy hệ số KMO = 0.757, đáp ứng điều kiện 0.5 < KMO < 1, chứng tỏ rằng phân tích EFA phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.Đồng thời, kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0.000 (< 1%) cho thấy, mối tương quan giữa các biến trong từng nhân tố đạt mức ý nghĩa, phù hợp với mô hình nghiên cứu. Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.192 > 1, phân tích EFA đã trích xuất được 6 nhân tố từ 23 biến quan sát, với tổng phương sai trích đạt 65.062% (> 50%), đáp ứng yêu cầu về giải thích biến thiên dữ liệu.Kết quả ma trận nhân tố xoay (Bảng 2) cho thấy cả 6 nhân tố gồm:
  • Nhận thức về tác hại của du lịch (TH);
  • Nhận thức trách nhiệm (TN);
  • Chuẩn mực đạo đức cá nhân (ĐĐ);
  • Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường (TĐ);
  • Nhận thức kiểm soát hành vi (KS)
  • Hình ảnh điểm đến (HA)
Cả sáu nhân tố này đều hội tụ và phân tách rõ ràng, phù hợp với các nhóm nhân tố đề xuất ban đầu. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) đều > 0.45, với hệ số thấp nhất là 0.471 (TN1) và cao nhất là 0.862 (HA2), chứng tỏ các dữ liệu trong từng nhân tố tương thích tốt với mô hình nghiên cứu.

Bảng 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Thành phần

Nhân tố

1

2

3

4

5

6

Nhận thức về tác hại của du lịch

TH1

0.814

TH2

0.856

TH3

0.848

TH4

0.722

Nhận thức về trách nhiệm

TN1

0.471

TN2

0.772

TN3

0.678

Chuẩn mực đạo đức cá nhân

ĐĐ1

0.768

ĐĐ2

0.758

ĐĐ3

0.733

Thái độ đối với trách nhiệm hành vi môi trường

TĐ4

0.635

TĐ5

0.659

TĐ6

0.755

TĐ7

0.775

TĐ8

0.745

Hình ảnh điểm đến

HA1

0.831

HA2

0.862

HA3

0.843

HA4

0.568

HA5

0.641

Nhận thức kiể soát hành vi

KS1

0.815

KS2

0.760

KS3

0.523

Mức ý nghĩa (Sig. Trong kiểm định Bartlett)

0.000

Hệ số KMO

0.757

Tổng phương sai trích

65.062%

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phân tích EFA cho biến phụ thuộcBiến phụ thuộc YD gồm 5 biến quan sát (YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5), được thiết kế để đo lường Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách nội địa tại TP. Vũng Tàu. Kết quả phân tích EFA (Bảng 3) cho thấy, 1 nhân tố đã được trích xuất với hệ số KMO = 0.693, đáp ứng yêu cầu (> 0.5). Phương sai trích đạt 54.887%, cao hơn mức tối thiểu 50%, chứng tỏ EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các biến quan sát này đều đáp ứng các tiêu chí về hệ số tải nhân tố, đảm bảo độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 3: Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Thành phần

Nhân tố

1

Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường

YD1

0.772

YD2

0.792

YD3

0.788

YD4

0.719

YD5

0.618

Mức ý nghĩa (Sig. trong kiểm định Bartlett)

0.000

Hệ số KMO

0.693

Tổng phương sai trích

54.887%

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phân tích tương quan PearsonKết quả phân tích tương quan Pearson (Bảng 4) cho thấy, Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường có mối tương quan dương mạnh với Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường, Chuẩn mực đạo đức cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi và Nhận thức trách nhiệm cho thấy, khi các yếu tố này gia tăng, Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách cũng tăng theo.Ngược lại, Nhận thức về tác hại của du lịch không có tương quan đáng kể với Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách và có tương quan âm với Hình ảnh điểm đến, cho thấy Nhận thức về tác hại của du lịch ít ảnh hưởng đến Ý định hành vi, nhưng có thể tác động tiêu cực đến Hình ảnh điểm đến.Ngoài ra, Nhận thức trách nhiệm có tương quan dương với Chuẩn mực đạo đức cá nhân và Thái độ đối với Hành vi trách nhiệm, thể hiện sự tác động qua lại trong việc định hình ý thức trách nhiệm môi trường của du khách. Kết quả tương quan chỉ cung cấp cái nhìn sơ bộ và vì hệ số tương quan giữa một số biến độc lập ở mức trung bình, kiểm định đa cộng tuyến sẽ cần thực hiện để xác định ảnh hưởng lẫn nhau giữa các biến độc lập trong bước tiếp theo.

Bảng 4: Trung bình, độ lệch chuẩn và tương quan tuyến tính

Pearson giữa các biến

Biến

Mã biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tương quan tuyến tính Pearson

YD

TH

TN

ĐĐ

HA

KS

Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường

YD

4.100

0.680

1

-0.012

.452**

.485**

.624**

.303**

.501**

Nhận thức về tác hại của du lịch

TH

2.920

0.990

1

0.038

0.080

0.096

-.254**

-0.048

Nhận thức trách nhiệm

TN

3.943

0.735

1

.477**

.468**

.202*

.369**

Chuẩn mực đạo đức cá nhân

ĐĐ

4.240

0.695

1

.496**

0.118

.334**

Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường

4.000

0.685

1

0.102

.423**

Hình ảnh điểm đến

HA

3.695

0.740

1

.223**

Nhận thức kiểm soát hành vi

KS

3.788

0.732

1

Ghi chú: ** Hệ tương quan tuyến tính Pearson có ý nghĩa < 0,01* Hệ tương quan tuyến tính Pearson có ý nghĩa < 0,05

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phân tích hồi quyHệ số R = 0.723 cho thấy, mô hình hồi quy tuyến tính có mối tương quan mạnh với biến phụ thuộc (YD). R= 0.522 chỉ ra rằng, 52.2% sự biến thiên trong ý định hành vi trách nhiệm với môi trường (YD) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình (TH, TN, ĐĐ, TĐ, HA, và KS). Hệ số Durbin-Watson = 1.726, nằm trong khoảng an toàn (1.5-2.5) cho thấy, không có dấu hiệu tự tương quan nghiêm trọng trong phần dư (Bảng 5).

Bảng 5: Tóm tắt mô hình

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

Durbin-Watson

1

.723a

0.522

0.502

0.47978

1.726

a. Biến độc lập: TH, TN, ĐĐ, TĐ, HA, KS

b. Biến phụ thuộc: YD

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Giá trị F = 25.331 với mức ý nghĩa P = 0.000 (< 0.05) cho thấy, mô hình hồi quy là phù hợp, tức là ít nhất một trong các biến độc lập có mối quan hệ có ý nghĩa với biến phụ thuộc YD (Bảng 6).

Bảng 6: ANOVA

Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình

bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

34.984

6

5.831

25.331

.000b

Phần dư

31.996

139

0.230

Tổng

66.980

145

a. Biến phụ thuộc: YD

b. Biến độc lập: TH, TN, ĐĐ, TĐ, HA, KS

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giảCác biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) bao gồm: ĐĐ, TĐ, HA và KS. Điều này cho thấy, các biến này có ảnh hưởng đáng kể đến Ý định hành vi trách nhiệm với môi trường (YD). Trong các biến độc lập, TĐ có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất (0.406, p = 0.000), cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến YD.Kế tiếp là KS và HA cũng có tác động đáng kể, với hệ số Beta lần lượt là 0.209 và 0.179. Biến ĐĐ có tác động thấp hơn, nhưng vẫn đạt ý nghĩa thống kê với hệ số Beta là 0.158. Các biến TH và TN không có ý nghĩa thống kê (Sig. > 0.05), cho thấy chúng không có ảnh hưởng đáng kể đến YD trong mô hình này. Các chỉ số VIF đều < 2, cho thấy không có vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến độc lập trong mô hình (Bảng 7).

Bảng 7: Hệ số hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê

đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

VIF

1

(Hằng số)

0.245

0.362

0.677

0.500

TH

-0.007

0.042

-0.010

-0.171

0.865

0.913

1.095

TN

0.069

0.066

0.074

1.036

0.302

0.667

1.498

ĐĐ

0.155

0.070

0.158

2.203

0.029

0.669

1.495

0.402

0.073

0.406

5.505

0.000

0.633

1.579

HA

0.164

0.058

0.179

2.841

0.005

0.870

1.150

KS

0.194

0.063

0.209

3.089

0.002

0.752

1.331

a. Biến phụ thuộc: YD

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊKết luậnKết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách nội địa tại TP. Vũng Tàu theo thứ tự mức độ tác động giảm dần, bao gồm: Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường; Nhận thức kiểm soát hành vi; Hình ảnh điểm đến và Chuẩn mực đạo đức cá nhân.Hàm ý quản trịĐể xây dựng môi trường du lịch bền vững và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị sau:Thái độ đối với hành vi trách nhiệm với môi trường: Triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của du khách về giá trị của việc bảo vệ môi trường. Các chiến dịch này nên nhấn mạnh rằng, đây là hành vi có ý nghĩa, phù hợp và cần thiết, thông qua các kênh truyền thông đại chúng và tại các điểm du lịch.Doanh nghiệp du lịch có thể tổ chức các chương trình trải nghiệm thực tế, như: các tour du lịch xanh và hoạt động làm sạch bãi biển, giúp du khách cảm thấy việc bảo vệ môi trường là một phần thú vị và quan trọng của chuyến đi. Khách du lịch nên xem bảo vệ môi trường là một nghĩa vụ và lợi ích lâu dài, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động này khi có cơ hội.Nhận thức kiểm soát hành vi: Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, như: thùng rác phân loại, nhà vệ sinh thân thiện với môi trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để du khách dễ dàng thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.Doanh nghiệp du lịch nên cung cấp tài liệu hướng dẫn và các công cụ, như: túi sinh thái và bình nước tái sử dụng, để du khách có thể kiểm soát hành vi bảo vệ môi trường của mình dễ dàng hơn. Khách du lịch nên chủ động mang theo các vật dụng thân thiện với môi trường và tận dụng các nguồn lực này, thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường một cách tích cực và tự giác.Hình ảnh điểm đến: Bảo tồn và duy trì cảnh quan tự nhiên của Vũng Tàu, đồng thời ban hành các chính sách bảo vệ môi trường, như: kiểm soát rác thải và duy trì không khí trong lành, để tạo dựng hình ảnh Vũng Tàu là điểm đến xanh và sạch.Doanh nghiệp du lịch nên tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường định kỳ, như: dọn dẹp bãi biển và trồng cây xanh, nhằm củng cố hình ảnh Vũng Tàu là điểm đến bền vững. Khách du lịch nên tham gia và ủng hộ các hoạt động này, đồng thời chia sẻ trải nghiệm tích cực về Vũng Tàu với cộng đồng để lan tỏa hình ảnh một điểm đến thân thiện với môi trường.Chuẩn mực đạo đức cá nhân: Thiết lập các quy định và chuẩn mực đạo đức rõ ràng về du lịch bền vững, khuyến khích du khách tự giác tuân thủ các quy định này. Các quy định có thể được phổ biến qua bảng thông báo và tờ rơi tại các điểm du lịch để giúp du khách nhận thức rõ về trách nhiệm của mình.Doanh nghiệp du lịch nên cung cấp các tài liệu, thông tin về trách nhiệm đạo đức, như: việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và văn hóa địa phương, để nâng cao ý thức của du khách về du lịch có trách nhiệm. Khách du lịch nên ý thức rõ trách nhiệm đạo đức của mình, tự giác tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương khi đi du lịch./.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Ajzen, I. (1991), The Theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes.2. Cheng, T. M., Wu, H. C., Wang, J. T. M., and Wu, M. R. (2019), Community Participation as a mediating factor on residents’ attitudes towards sustainable tourism development and their personal environmentally responsible behaviour, Current Issues in Tourism, 22(14), 1764-1782.3. Confente, I., and Scarpi, D. (2021), Achieving environmentally responsible behavior for tourists and residents: A norm activation theory perspective, Journal of Travel Research, 60(6), 1196-1212.4. D’Arco, M., Marino, V., and Resciniti, R. (2023), Exploring the pro-environmental behavioral intention of Generation Z in the tourism context: The role of injunctive social norms and personal norms, Journal of Sustainable Tourism, 1-22.5. Esfandiar, K., Dowling, R., Pearce, J., and Goh, E. (2020), Personal norms and the adoption of pro-environmental binning behaviour in national parks: An integrated structural model approach, Journal of Sustainable Tourism, 28(1), 10-32.6. Filimonau, V., Matute, J., Mika, M., and Faracik, R. (2018), National culture as a driver of pro-environmental attitudes and behavioural intentions in tourism, Journal of Sustainable Tourism, 26(10), 1804-1825.7. Gao, J., Huang, Z., and Zhang, C. (2017), Tourists’ perceptions of responsibility: An application of norm-activation theory, Journal of Sustainable Tourism, 25(2), 276-291.8. Gursoy, D., Zhang, C., and Chi, O. H. (2019), Determinants of locals’ heritage resource protection and conservation responsibility behaviors, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 31(6), 2339-2357.9. Henseler, J., Ringle, C. M., and Sarstedt, M. (2015), A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling, Journal of the academy of marketing science, 43, 115-135.10. Kulshrestha, R., Pandey, A., and Lata, M. (2023), Examining the predictors of environmentally responsible tourism behavior during COVID-19.11. Lawson, F., M Baud-Bovy (1977), Tourism and recreation development, Architectural Press.12. Lu, L., Jiao, M., and Weng, L. (2023), Influence of first-time visitors’ perceptions of destination image on perceived value and destination loyalty: A case study of grand canal Forest Park, Beijing, Forests, 14(3), 504.13. Schwartz, S. H. (1977), Normative influences on altruism, In Advances in experimental social psychology, 10, 221-279, Academic Press.14. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. AISDL.15. Zheng, Y., Mancino, J., Burke, L. E., and Glanz, K. (2017), Current theoretical bases for nutrition intervention and their uses, In Nutrition in the Prevention and Treatment of Disease, 185-201, Academic Press.

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo