Tín Chỉ Carbon Là Một Chứng Nhận được Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

1001 điều cần biết về tín chỉ Carbon

Tín chỉ carbon ra đời nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức giảm lượng phát thải khí nhà kính bằng cách đầu tư vào các công nghệ và dự án xanh. Điều này giúp giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Vậy tín chỉ này là gì và có ý nghĩa như thế nào ? Hãy cùng WAFORT tìm hiểu nhé !

Tín chỉ Carbon là gì ?

Tín chỉ Carbon là một chứng nhận được quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Tín chỉ Carbon có thể giao dịch trên thị trường tín chỉ Carbon, mỗi tín chỉ thể thiện quyền thải 1 tấn khí CO2 hoặc 1 tấn khí nhà kính khác tương đương với CO2 vào bầu khí quyển.
Tín Chỉ Carbon Là Một Chứng Nhận được Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Tín Chỉ Carbon Là Một Chứng Nhận Được Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Theo Corporate finance institute (CFI), mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ Carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các công ty hoặc cá nhân có thể mua tín chỉ Carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính trên thị trường Carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính.

Những điều cần biết về tín chỉ Carbon

Cơ chế hoạt động của tín chỉ Carbon

Các doanh nghiệp gây ô nhiễm sẽ được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải ra các chất, khí gây ô nhiễm đến một giới hạn nhất định, giới hạn đó sẽ được giảm theo định kỳ. Nếu lượng khí thải từ các doanh nghiệp này vượt ngưỡng cho phép, họ sẽ phải chi trả thêm khoản phí bổ sung để mua thêm tín chỉ Carbon. Trong khi đó, các đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện việc bán các tín chỉ Carbon mà doanh nghiệp của họ không cần dùng đến cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua thông qua thị trường Carbon.

Thị trường Carbon

Sự ra đời của thị trường Carbon

Được thông qua vào năm 1997 trong Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, thị trường Carbon (hay còn gọi là thị trường tín chỉ Carbon) là một nơi để các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện việc mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Các công ty hoặc cá nhân có thể thực hiện việc bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín chỉ Carbon trên thị trường Carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.

Thị Trường Tín Chỉ Carbon Là Một Nơi Thực Hiện Việc Mua Bán Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Thị Trường Tín Chỉ Carbon Là Một Nơi Thực Hiện Việc Mua Bán Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Theo nghị định này, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do CO2 là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi Carbon, hình thành nên thị trường Carbon.

Các loại thị trường Carbon

Sau Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol), thị trường tín chỉ Carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Hiện nay, thị trường Carbon được chia làm 2 loại : Thị trường Carbon tự nguyện và thị trường Carbon bắt buộc.

Thị trường carbon bắt buộc/Thị trường bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đối Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành *cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện.

Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tố chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Thị trường Carbon trên thế giới và tại Việt Nam

Thế giới đã có sự đồng thuận là để giảm phát thải 2% theo Thỏa thuận Paris, mức phát thải phải giảm xuống 28% vào năm 2030. Thị trường Carbon, bao gồm cả tự nguyện (hình thành dựa trên việc mua – bán tự nguyện về tín chỉ Carbon với mục tiêu giảm phát thải) và bắt buộc (mua – bán dựa trên cơ chế hình thành trong Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu (UNFCCC)) đã được hình thành, được coi là một trong những cơ chế quan trọng nhằm giảm phát thải.Trên thế giới, thị trường phát thải thương mại đầu tiên được hình thành tại liên minh châu Âu (EU) vào năm 2005, đây là thị trường chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải Carbon toàn cầu. Một tín hiệu tích cực nữa đối với thị trường tín chỉ carbon, đó là Trung Quốc – quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, sẽ chính thức cho ra mắt thị trường mua bán tín chỉ carbon trong khuôn khổ nội địa, giữa các địa phương với nhau. Quốc gia này cam kết rằng sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.Trong mục tiêu chung hướng đến phát thải ròng về mức 0 vào năm 2050 (Net Zero), Việt Nam hiện xây dựng thị trường tín chỉ Carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025, hoàn thiện khung pháp lý vào năm 2027 và vận hành sàn giao dịch tín chỉ Carbon từ năm 2028.Tuy nhiên, thị trường tín chỉ Carbon hiện nay mà chính phủ Việt Nam muốn xây dựng mang yếu tố bắt buộc, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát việc phát thải khí nhà kính, nếu xả thải nhiều hơn hạn ngạch đặt ra, anh có thể mua thêm tín chỉ carbon trên thị trường bắt buộc, hoặc một phần nhỏ từ thị trường tự nguyện để bù trừ.Trên thực tế, trong vài năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công những thương vụ bán tín chỉ Carbon, với tổng giá trị lên đến khoảng 60 triệu USD. Trong đó, Chương trình Khí sinh học ngành chăn nuôi Việt Nam với 181.683 công trình khí sinh học được xây dựng, được các tổ chức quốc tế đánh giá là đã đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Thông qua Chương trình khí sinh học, đến nay Việt Nam đã bán được 3.072.265 đơn vị tín chỉ Carbon, thu về 8,1 triệu USD.
Việt Nam đã Thực Hiện Thành Công Những Thương Vụ Bán Tín Chỉ Carbon, Với Tổng Giá Trị Lên đến Khoảng 60 Triệu Usd

Việt Nam Đã Thực Hiện Thành Công Những Thương Vụ Bán Tín Chỉ Carbon, Với Tổng Giá Trị Lên đến Khoảng 60 Triệu USD

Tín chỉ Carbon được tính toán như thế nào ? 

Tính toán tín chỉ Carbon là việc tìm ra số lượng tín chỉ Carbon cần thiết bằng cách chia tổng lượng khí thải nhà kính cho hệ số phát thải của từng loại hoạt động sản xuất cụ thể bao gồm sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp,…

Hiện nay có 2 phương pháp để tính tín chỉ Carbon:

Phương pháp 1 : dựa trên hoạt động

Công thức: Lượng khí thải KNK = Hệ số phát thải * Mức tiêu thụ/sản lượng

Trong đó Hệ số phát thải: hệ số này được quy định bởi các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia để tính toán lượng khí thải KNK cho từng hoạt động cụ thể. Lượng khí thải khí nhà kính: nhân hệ số phát thải với mức tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu, sản lượng sản phẩm,…

Phương pháp 2 : dựa trên hiệu suất

Công thức: Lượng khí thải giảm = Lượng khí thải trước dự án – Lượng khí thải sau dự án

Đối với phương pháp này, cần xác định lượng khí thải trước và sau khi thực hiện dự án giảm phát thải. Lượng khí thải giảm được sẽ được chuyển đổi thành tín chỉ Carbon.

Ngoài 2 phương pháp trên, chúng ta vẫn có thể sử dụng các công cụ tính toán trực tuyến để thực hiện việc tính toán lượng tín chỉ Carbon cần thiết.

Tiềm năng của thị trường Carbon tại Việt Nam

Với tổng diện tích 14,7 triệu ha, Việt Nam có tiềm năng huy động một nguồn tài chính từ các dự án carbon lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đặc thù tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn về carbon rừng với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%. Ước tính con số hấp thụ carbon bình quân mỗi năm là khoảng 69,8 triệu tấn CO2.Chính phủ Việt Nam đang tham gia thị trường Carbon bắt buộc, với cam kết giảm phát thải khu vực Bắc Trung Bộ đổi lại là việc cung cấp 10,3 triệu tấn carbon và khoản chi trả 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới.
Việt Nam Có Tiềm Năng Huy động Một Nguồn Tài Chính Từ Các Dự án Carbon Lâm Nghiệp để Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Việt Nam Có Tiềm Năng Huy động Một Nguồn Tài Chính Từ Các Dự án Carbon Lâm Nghiệp để Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tuy nhiên, tiềm năng về rừng chưa đánh giá hết tổng thể nền kinh tế. Một lĩnh vực điển hình cần nhắc đến trong lĩnh vực tín chỉ carbon lại là nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất có thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng với các dự án chứng chỉ carbon, chẳng hạn như nông nghiệp có chuyển sang canh tác nông nghiệp carbon thấp, có rừng nhiều và đường bờ biển lớn. Ngoài ra, các dự án thu hồi, tái chế nylon, chai nhựa cũng có thể tạo ra tín chỉ nhựa.

Lợi ích của tín chỉ Carbon

Thúc đẩy phát triển bền vững

Thị trường Carbon tạo ra nguồn thu nhập mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải, chẳng hạn như trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển năng lượng tái tạo.Bên cạnh đó, thị trường Carbon cũng thúc đẩy và tăng cường các hợp tác quốc tế trong việc giải quyết biến đổi khí hậu. Thông qua việc thực hiện mua bán tín chỉ Carbon với nhau giữa các nước, các quốc gia đang phát triển sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện các cam kết khí hậu của mình.

Giảm phát thải khí nhà kính

Thị trường Carbon tạo ra động lực kinh tế cho các doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp có thể mua tín chỉ carbon từ các nguồn khác nếu họ vượt quá hạn ngạch phát thải được cấp. Điều này khuyến khích họ đầu tư vào các công nghệ sạch và hiệu quả hơn để giảm lượng khí thải.Thị trường Carbon cũng giúp chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Khi giá carbon tăng, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và các phương thức sản xuất ít phát thải hơn.

Tăng cường hiệu quả kinh tế

Công cụ chính sách hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất. Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý khí thải nhà kính. Việc sở hữu tín chỉ Carbon thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hơn nữa, với tình trạng môi trường như hiện nay, người tiêu dùng, khách hàng ngày càng quan tâm và đánh giá cao hơn đến các sản phẩm và dịch vụ bền vững, thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu do hệ quả từ ô nhiễm môi trường như hiện nay, việc áp dụng tín chỉ Carbon vào thực hiện kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp mà còn là một cơ hội để họ có những đóng góp tích