Mục Tiêu Của Du Lịch Net Zero Là đạt được Mức Phát Thải Khí Nhà Kính Bằng 0

Du lịch Net Zero – xu hướng mới của du lịch bền vững

Du lịch Net Zero hiện nay đang dần trở nên phổ biến và được quan tâm. Theo Tạp chí khoa học Nature Climate Change, lượng khí thải carbon trong du lịch dự báo có thể đạt 6,5 tỷ tấn vào năm 2025, chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Việt Nam cũng đang nỗ lực từng ngày trong việc giảm phát thải để đạt Net Zero vào năm 2050. Trong bài viết này, WAFORT sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin thú vị về hình thức du lịch Net Zero này nhé !
Du Lịch Net Zero Hiện Nay đang Dần Trở Nên Phổ Biến Và được Quan Tâm

Du Lịch Net Zero Hiện Nay đang Dần Trở Nên Phổ Biến Và được Quan Tâm

Net Zero và ngành du lịch

Du lịch Net zero hay Net zero Tourism là loại hình du lịch hoàn toàn không gây tổn hại môi trường trong quá trình vận hành. Đây là xu hướng mới trong ngành du lịch, hướng tới mục tiêu giảm thiểu hoặc loại bỏ lượng khí thải carbon cùng những tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động du lịch. Qua đó, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của thế giới về biến đổi khí hậu.Mục tiêu của du lịch Net Zero là đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0, tức không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Trong đó, sử dụng các biện pháp giảm thiểu và bù đắp carbon, như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải và khôi phục tự nhiên…
Mục Tiêu Của Du Lịch Net Zero Là đạt được Mức Phát Thải Khí Nhà Kính Bằng 0

Mục Tiêu Của Du Lịch Net Zero Là đạt được Mức Phát Thải Khí Nhà Kính Bằng 0

Theo Tạp chí khoa học Nature Climate Change, lượng khí thải carbon trong du lịch dự báo có thể đạt 6,5 tỷ tấn vào năm 2025, chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Việt Nam cũng đang nỗ lực từng ngày trong việc giảm phát thải để đạt Net Zero vào năm 2050.Để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển du lịch Net Zero, tức là phát triển du lịch bền vững, không phát thải khí nhà kính.Theo đó, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành được trao vị trí đặc biệt để thực hiện các hành động tích cực nhằm khôi phục tự nhiên. Đồng thời, thông qua các giải pháp lấy tự nhiên làm cốt lõi và giảm sự phát thải khí carbon để đạt được mục tiêu Net zero.

Du lịch Net Zero

Tại Việt Nam hiện đã có một số tour du lịch Net Zero mang lại tín hiệu tích cực. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình, tạo ra những bước đột phá rõ rệt để phát triển du lịch xanh – bền vững cần nhiều hơn nữa sự chung tay của cả cộng đồng. Cuối tháng 3 vừa qua, tỉnh Bến Tre đã thí điểm tour du lịch mới mang tên “Net Zero tours Bến Tre”. Khi tham gia tour này, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động bao gồm di chuyển, lưu trú, ăn uống… hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Bến Tre đã Thí điểm Tour Du Lịch Mới Mang Tên “net Zero Tours Bến Tre”

Bến Tre đã Thí điểm Tour Du Lịch Mới Mang Tên “net Zero Tours Bến Tre”

Đặc biệt, khi bắt đầu tour, du khách sẽ được trao một cuốn passport (hộ chiếu) sử dụng trong chuyến du lịch Net Zero của mình như một giấy thông hành để du khách trở thành công dân xanh toàn cầu của tương lai. Cuốn sổ này cho phép du khách tự ghi chép lại những hoạt động mà họ được trải nghiệm trong suốt chuyến đi.Cùng với đó du khách sẽ được hướng dẫn cách đo lường và tính toán lượng phát thải đã tạo ra trong suốt chuyến trải nghiệm, sau đó cùng nhau thực hiện bù đắp thông qua các hoạt động như trồng cây bần, cây đước, sử dụng các nông sản, mua đồ thủ công, mỹ nghệ ở của người dân hoặc mua một cây dừa lâu năm… sẽ là những hành động bù đắp phát thải carbon khi tham gia tour du lịch Net Zero ở Bến Tre.

Doanh nghiệp lữ hành và công cuộc thực hiện du lịch xanh, bền vững

Tour du lịch Net Zero tại Bến Tre là một điển hình cho xu hướng du lịch xanh đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang trong những bước đầu của công cuộc phát triển du lịch Net Zero. Trước đó cũng đã có các địa phương tiên phong trong xây dựng du lịch xanh – bền vững.Tiêu biểu như tại Hội An (Quảng Nam) từ rất sớm đã kêu gọi cộng đồng và du khách hạn chế dùng đồ nhựa sử dụng một lần. Hội An cũng chính thức ra mắt mô hình “Khách sạn không rác thải nhựa” vào tháng 9/2023. Thành phố di sản đặt mục tiêu mỗi năm giảm từ 13 – 15% rác thải nhựa, tiến đến năm 2025 không còn phát sinh rác thải nhựa dùng một lần.Hay tại huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), trong nhiều năm qua đã triển khai các chương trình, chính sách về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là Đề án huyện Cô Tô không có rác thải nhựa; Đề án Phân loại rác thải tại nguồn; Đề án Hạn chế sử dụng túi nilon…
Khách Sạn Silk Sense Tại Hội An Và Mô Hình Khách Sạn Không Rác Thải Nhựa

Khách Sạn Silk Sense Tại Hội An Và Mô Hình Khách Sạn Không Rác Thải Nhựa

Tương tự, tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhiều doanh nghiệp làm du lịch cũng chú trọng đầu tư các dụng cụ giảm thải rác khó tiêu hủy ra môi trường, như: sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ, sứ, thủy tinh thay thế đồ nhựa, đầu tư máy lọc nước đặt tại phòng, phân loại rác thải và hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần… Côn Đảo hướng tới năm 2025 sẽ giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường và không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.Trên cả nước, nhiều đơn vị lữ hành cũng đã hưởng ứng xu hướng du lịch Net Zero bằng một số tour xanh như: tour thám hiểm hang động tại Phong Nha – Kẻ Bàng; tour khám phá chùm đảo hoang “tứ Bình”; tour xem rùa đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh, tour du lịch dọn sạch bãi biển tại Vân Đồn, tour du lịch canh nông ở Trà Vinh, tour du lịch “tắm rừng” tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai…

Tiềm năng và thách thức của du lịch Net Zero

Thế giới và du lịch Net Zero

Việc đạt được phát thải ròng bằng 0 cho ngành du lịch trong dài hạn vẫn đang gây ra khá nhiều tranh cãi và nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, một số người cho rằng mục tiêu này khó có thể đạt được vào năm 2050.Thách thức lớn nhất hiện nay là hoạt động đo lường và giám sát phát thải để có thể báo cáo các chỉ số ESG nhằm có chiến lược, kế hoạch và đánh giá đúng quá trình chuyển đổi. Các sản phẩm dịch vụ có tính chất đa dạng xoay quanh các hoạt động của du khách, do đó, cách thức đo lường của mỗi hoạt động là khác biệt nhưng khi tính phát thải trên cả chuỗi thì lại đòi hỏi phải kết hợp với nhau. Việc thiếu thốn các nguồn lực đầu vào cho quá trình trung hòa phát thải, đặc biệt là nguồn lực về tài chính và ngân sách đang tạo rào cản lớn cho việc chuyển đổi. Các nguồn vốn xanh chủ yếu dồi dào ở thị trường vốn quốc tế chưa đủ sức kích hoạt được nền kinh tế thế giới và các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất khắt khe.Vấn đề nhân lực cũng là một vấn đề lớn, ngay cả đối với nhóm nhân sự lãnh đạo, việc chuyển đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn cũng là một thách thức lớn. Trong khi đó, với nhóm nhân sự bên dưới, những hạn chế do chưa kịp cập nhật các kiến thức, kỹ năng liên quan đến phát triển bền vững sẽ gây khó khăn lớn cho quá trình chuyển đổi.

Việt Nam đang ngày càng nỗ lực hơn để xây dựng mô hình du lịch Net Zero 

Việt Nam có trên 90% doanh nghiệp đang hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ với các hoạt động nhỏ lẻ, tính liên kết thấp, đây sẽ là trở ngại lớn cho quá trình xác định dấu chân carbon, nguồn phát thải và kiểm kê khí nhà kính để thực hiện tốt du lịch Net Zero.Việc đạt được phát thải ròng bằng 0 cho ngành du lịch trong dài hạn vẫn đang gây ra khá nhiều tranh cãi và nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó, một số người cho rằng mục tiêu này khó có thể đạt được vào năm 2050.Thách thức lớn nhất hiện nay là hoạt động đo lường và giám sát phát thải để có thể báo cáo các chỉ số ESG nhằm có chiến lược, kế hoạch và đánh giá đúng quá trình chuyển đổi. Các sản phẩm dịch vụ có tính chất đa dạng xoay quanh các hoạt động của du khách, do đó, cách thức đo lường của mỗi hoạt động là khác biệt nhưng khi tính phát thải trên cả chuỗi thì lại đòi hỏi phải kết hợp với nhau.
Thách Thức Lớn Nhất Hiện Nay Là Hoạt động đo Lường Và Giám Sát Phát Thải để Có Thể Báo Cáo Các Chỉ Số Esg Nhằm Có Chiến Lược, Kế Hoạch Và đánh Giá đúng Quá Trình Chuyển đổi

Thách Thức Lớn Nhất Hiện Nay Là Hoạt động đo Lường Và Giám Sát Phát Thải để Có Thể Báo Cáo Các Chỉ Số Esg Nhằm Có Chiến Lược, Kế Hoạch Và đánh Giá đúng Quá Trình Chuyển đổi

Việc thiếu thốn các nguồn lực đầu vào cho quá trình trung hòa phát thải, đặc biệt là nguồn lực về tài chính và ngân sách đang tạo rào cản lớn cho việc chuyển đổi. Các nguồn vốn xanh chủ yếu dồi dào ở thị trường vốn quốc tế chưa đủ sức kích hoạt được nền kinh tế thế giới và các tiêu chuẩn đưa ra cũng rất khắt khe.Chính những lý do này khiến Việt Nam đang gặp trở ngại lớn đối với hình thức du lịch Net Zero. Vì thế, cần phải có sự nỗ lực và cố gắng hơn nữa từ chính các doanh nghiệp và Nhà nước để hình thức du lịch Net Zero được trở nên phổ biến và áp dụng nhiều hơn.

Du lịch Net Zero và giới trẻ hiện đại

Với tình trạng môi trường đang bị ảnh hưởng như hiện nay, mọi người đang dần đặt mối quan tâm hơn đến các hoạt động bền vững và ít gây tác động tới môi trường, giới trẻ cũng như vậy.Xu hướng trải nghiệm, tìm hiểu thiên nhiên ngày càng phổ biến trong giới trẻ, xã hội phát triển cùng đô thị hóa quá nhanh làm cho môi trường sống ngày càng thay đổi, áp lực công việc tăng cao, điều đó khiến các bạn trẻ càng muốn trở về với thiên nhiên để được cân bằng cuộc sống.Bên cạnh đó, những người trẻ cũng thích đi đến những điểm mới lạ và đi theo kiểu ngẫu hứng, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm, thử thách bản thân và muốn đi du lịch tự túc, từ đó tham gia các hoạt động cộng đồng và bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường.
Những người trẻ cũng thích đi đến những điểm mới lạ và đi theo kiểu ngẫu hứng, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm

Những người trẻ cũng thích đi đến những điểm mới lạ và đi theo kiểu ngẫu hứng, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm

Hiện nay, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch đều đã và đang ý thức được giá trị của du lịch xanh trong kinh doanh bền vững, khi du khách bắt đầu sẵn sàng chi trả cao hơn cho các hành trình có chiều sâu, có trách nhiệm và có giá trị đóng góp cho môi trường hơn, đơn vị đã đồng hành cùng chính quyền và bà con ở nhiều địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, cao cấp và độc đáo riêngNhìn chung, mô hình du lịch Net Zero là một mô hình du lịch bền vững, có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường. Đây là một hướng đi quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện để phát triển du lịch xanh và bền vững trong tương lai.

Anh Thư