Tác Hại Của Khí Carbon Với Môi Trường Là Một Vấn đề Cấp Bách Hiện Nay

7 thuật ngữ môi trường về khí Carbon, bạn đã biết chưa ?

Khí CO2 (hay còn được biết với tên gọi là khí Carbon dioxit) là một loại khí được sản sinh ra trong các hoạt động sống trên Trái Đất. Tuy nhiên hiện nay, lượng khí thải Carbon từ các hoạt động sống của con người đã tăng lên quá mức, gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và hành tinh. Trong bài viết này, WAFORT sẽ giới thiệu đến bạn 7 thuật ngữ môi trường về khí Carbon, hãy đọc đến cuối bài viết để xem thử đó là những thuật ngữ nào bạn nhé !
Tác Hại Của Khí Carbon Với Môi Trường Là Một Vấn đề Cấp Bách Hiện Nay

Tác Hại Của Khí Carbon Với Môi Trường Là Một Vấn đề Cấp Bách Hiện Nay

Khí Carbon và vấn đề môi trường hiện nay 

Khí Carbon là gì ?

Khí CO2, hay còn gọi là carbon dioxide, là một hợp chất hóa học gồm hai nguyên tử oxy và một nguyên tử carbon. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, CO2 tồn tại ở dạng khí không màu, không mùi, và không cháy. Đây là một phần tự nhiên của chu trình carbon và được sản sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm hô hấp của động vật, quá trình phân hủy của thực vật và động vật, và quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.

Môi trường hiện nay bị ảnh hưởng bởi khí Carbon như thế nào ?

Tác hại của khí Carbonvới môi trường là một vấn đề cấp bách hiện nay. Khí CO2 không chỉ góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người và hệ sinh thái.Thế giới hiện nay đang trở nên nóng hơn bao giờ hết bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,… Theo tạp chí khoa học Nature Climate Change gần đây đã công bố rằng nhiệt độ có khả năng tăng thêm 4,4 độ C vào năm 2100. Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn dến sự thay đổi của Trái Đất.Sự gia tăng nồng độ khí Carbon cũng là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, đồng thời gây ảnh hướng mạnh mẽ đến môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, acid hóa đại dương và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

7 thuật ngữ môi trường về khí Carbon

1. Khí thải nhà kính

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse gas) là một thuật ngữ môi trường về khí Carbon để chỉ hiện tượng Trái Đất trở nên nóng lên do khí CO₂. Bên trong nhà kính, nhiệt lượng từ ánh nắng Mặt trời chiếu xuống sẽ bị giữ lại do chúng không thể thoát khỏi các tấm kính khiến không khí bên trong nhà kính trở nên ấm hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với Trái Đất với tấm kính khổng lồ là những khí thải nhà kính (chủ yếu là khí Carbon và Metan).
Khí Thải Nhà Kính Là Hiện Tượng Trái Đất Trở Nên Nóng Lên Do Khí Carbon

Khí Thải Nhà Kính Là Hiện Tượng Trái Đất Trở Nên Nóng Lên Do Khí Carbon

Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, lớp “kính” carbon giúp Trái Đất không bị đóng băng, tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển. Băng ở 2 cực đóng vai trò như những tấm gương phản lại nhiệt lượng từ Mặt trời xuống Trái đất.Tuy nhiên sự phát triển của Cách mạng công nghiệp kéo theo các hoạt động đốt nhiên liệu, giao thông vận tải,… khiến cho khí nhà kính thải ra nhiều hơn cần thiết, dẫn đến xảy ra hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến băng 2 cực tan nhanh hơn mức độ đóng băng, khiến lượng băng đang ngày một giảm dần. Thay vì chỉ sưởi ấm trái đất thì các chiếc máy sưởi này biến thành bếp ga, “luộc” luôn Trái Đất. Đó là cách mà hiện tượng ấm lên toàn cầu xảy ra.

2. Muội than

Muội than hay còn gọi là một than đen (Black Carbon) là một thuật ngữ môi trường về khí Carbon dùng để chỉ hợp chất Carbon màu đen sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn sinh khối hoặc nhiên liệu rắn như than đá, gỗ, xăng dầu trong điều kiện tự nhiên hoặc do hoạt động của con người.Chúng ta tạo ra muội than từ những việc nhỏ nhất như đốt vàng mã, đốt rác cho tới việc đốt rừng làm rẫy. Theo như kiến thức vật lý cơ bản thì vật gì màu đen thì lại càng hấp thụ ánh sáng. Muội than cũng vậy, các hạt này hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời sau đó phát ra bức xạ hồng ngoại. Và đây cũng chính là những nhân tố làm khí hậu nóng lên khi nó giữ nhiệt cực mạnh!
Muội Than Là Hợp Chất Carbon Màu đen Sinh Ra Từ Quá Trình đốt Cháy Không Hoàn Toàn Các Nhiên Liệu Hóa Thạch

Muội Than Là Hợp Chất Carbon Màu đen Sinh Ra Từ Quá Trình đốt Cháy Không Hoàn Toàn Các Nhiên Liệu Hóa Thạch

Ngoài các tác động đến sức khỏe con người, muội than còn là tác nhân gây biến đổi khí hậu tiềm tàng. Mặc dù là chất gây ô nhiễm khí hậu tồn tại trong thời gian ngắn (chỉ vài ngày hoặc vài tuần trong khí quyển), nhưng muội than có thể tác động mạnh mẽ đến khí hậu. Muội than hấp thụ mạnh ánh sáng mặt trời, trực tiếp làm nóng bầu khí quyển. Khi rơi xuống và lắng đọng trên bề mặt băng, tuyết, muội than làm tăng tốc độ tan chảy, để lộ vùng đất tối hơn hoặc nước bên dưới, kể cả ở những vùng xa xôi của trái đất như Bắc Cực.Mặc dù có các nguồn tạo ra muội than khác, bao gồm vận tải trên mặt đất, sưởi ấm dân dụng và sử dụng năng lượng trong công nghiệp, nhưng các tàu biển hoạt động trong và gần Bắc Cực tạo ra muội than có thể lắng đọng trực tiếp trên bề mặt băng biển, thúc đẩy nhanh quá trình tan băng. Đây là yếu tố được xếp thứ hai trong danh sách các yếu tố tác động mạnh nhất đến biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu (xếp sau khí Carbon CO₂).

3. Dấu chân Carbon

Một thuật ngữ môi trường về khí Carbon khác mà WAFORT muốn giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết này chính là dấu chân Carbon (Carbon Footprint). Dấu chân Carbon là thước đo lượng khí nhà kính (như CO₂, CH4, N2O) được thải ra môi trường trong suốt vòng đời của một sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động của con người.
Dấu Chân Carbon Là Thước đo Lượng Khí Nhà Kính Thải Ra Môi Trường Trong Suốt Vòng đời Của Một Sản Phẩm, Dịch Vụ Hoặc Hoạt động Của Con Người

Dấu Chân Carbon Là Thước đo Lượng Khí Nhà Kính Thải Ra Môi Trường Trong Suốt Vòng đời Của Một Sản Phẩm, Dịch Vụ Hoặc Hoạt động Của Con Người

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt hiện nay. Việc gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, đặc biệt là khí Carbon CO₂, là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Dấu chân Carbon được đo lường dựa trên các hoạt động thường ngày hoặc thông qua các sản phẩm.Tại Việt Nam hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc giảm thiểu dấu chân Carbon thông qua việc đưa ra các cam kết về giảm thiểu lượng khí thải nhà kính trong các hoạt động của họ, hoặc đưa ra các sản phẩm giúp khách hàng cũng có thể tham gia vào dự án nhằm giảm thiểu Carbon của doanh nghiệp. Điều này không chỉ tốt cho môi trường mà còn có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền và thu hút khách hàng.

4. Đền bù Carbon và Tín chỉ Carbon

Một thuật ngữ môi trường về khí Carbon khác phải kể đến chính là tín chỉ Carbon và đền bù Carbon. Hiện nay khí thải carbon là thứ có thể đem ra mua bán được, chính xác hơn thứ được bán là “tín chỉ Carbon” (arbon credit). Một tấn nhiên liệu carbon tương đương với 1 tín chỉ Carbon. Quá trình trao đổi điểm này gọi là Carbon offset (đền bù Carbon).
Tín Chỉ Carbon Là Một Chứng Nhận được Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Tín Chỉ Carbon Là Một Chứng Nhận được Quyền Phát Thải Khí Nhà Kính

Các doanh nghiệp gây ô nhiễm sẽ được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải ra các chất, khí gây ô nhiễm đến một giới hạn nhất định, giới hạn đó sẽ được giảm theo định kỳ. Nếu lượng khí thải từ các doanh nghiệp này vượt ngưỡng cho phép, họ sẽ phải chi trả thêm khoản phí bổ sung để mua thêm tín chỉ Carbon. Trong khi đó, các đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện việc bán các tín chỉ Carbon mà doanh nghiệp của họ không cần dùng đến cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua thông qua thị trường Carbon.Việc mua bán tín chỉ Carbon cho thấy việc các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến môi trường bằng việc thực hành việc đền bù lượng Carbon thải ra môi trường từ các hoạt động công nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để thúc đẩy phát triển bền vững, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia bán tín chỉ Carbon và đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải nhà kính.

5. Trung hòa Carbon

Sau tín chỉ Carbon và đền bù Carbon (Neutral Carbon), một thuật ngữ môi trường về khí Carbon khác mà mọi người quan tâm chính là Trung hòa Carbon. Thuật ngữ này đề cập đến việc làm giảm lượng phát thải khi Carbon CO₂ qua các hoạt động sản xuất và vận chuyển bằng cách loại bỏ khí Carbon hoặc đền bù Carbon. Nói cách khác, mục đích của các hoạt động trung hòa Carbon là để không tạo ra dấu chân Carbon.Để đạt trạng thái này, các doanh nghiệp, tổ chức phải triển khai các biện pháp tích cực, bao gồm giảm lượng khí Carbon tới mức tối thiểu (mục tiêu là phát thải bằng 0) và đầu tư vào các hoạt động bù đắp như mua tín chỉ Carbon hoặc tham gia vào các dự án giảm thiểu khí thải như trồng rừng, quản lý đất nông nghiệp…
Trung Hòa Carbon Là Việc Làm Giảm Lượng Phát Thải Khi Carbon Co₂ Qua Các Hoạt động Sản Xuất Và Vận Chuyển Bằng Cách Loại Bỏ Khí Carbon Hoặc đền Bù Carbon

Trung Hòa Carbon Là Việc Làm Giảm Lượng Phát Thải Khi Carbon Co₂ Qua Các Hoạt động Sản Xuất Và Vận Chuyển Bằng Cách Loại Bỏ Khí Carbon Hoặc đền Bù Carbon

Dưới tình trạng mật độ khí Carbon trong khí quyển hiện nay đạt khoảng 414 ppm, cao gần gấp rưỡi so với mức 280 ppm vào thời kỳ tiền công nghiệp (thống kê từ Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ NOAA), trung hòa Carbon đã trở thành mục tiêu chung toàn cầu, là bài toán cấp thiết mới cho các quốc gia trong dòng chảy hội nhập.

Chính phủ Việt Nam đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon và Net Zero vào năm 2050. Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam đã xác định rõ việc giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên hàng đầu thông qua nhiều chính sách và kế hoạch hành động cụ thể.

6. Net-zero (Phát thải bằng 0)

Khái niệm net-zero (khí thải bằng 0) là một thuật ngữ môi trường về khí Carbon gần giống với trung hòa Carbon, thậm chí nhiều khi còn được dùng để thay thế nhau. Net Zero là một mục tiêu môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính (như CO2, CH4, N2O) do con người gây ra xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái Đất, đến mức mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng không.
Việt Nam Cam Kết Giảm Lượng Khí Carbon Và Sẽ Đạt Mục Tiêu Net Zero Vào Năm 2050

Việt Nam Cam Kết Giảm Lượng Khí Carbon Và Sẽ Đạt Mục Tiêu Net Zero Vào Năm 2050

Net-zero đạt được khi hoạt động của con người không còn góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, nói cách khác lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra trong khí quyển được cân bằng bằng cách loại bỏ trong một khoảng thời gian cụ thể. Vấn đề này không chỉ đòi hỏi việc giảm thiểu phát thải từ các nguồn như giao thông, sản xuất công nghiệp và sản xuất điện năng, mà còn bao gồm việc tăng cường khả năng hấp thụ carbon thông qua các biện pháp như trồng rừng mới, bảo tồn rừng, công nghệ thu giữ và lưu trữ carbonTheo thỏa thuận Paris, thế giới cần đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050, và hiện nay cũng có rất nhiều quốc gia đã bắt tay vào việc thực hiện thành động thiết thực để đạt được mục tiêu này. Tại Hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Đồng thời, Chính phủ cũng đã áp đặt yêu cầu kiểm kê khí thải nhà kính đối với các doanh nghiệp lớn, nhằm thúc đẩy việc thực hiện cam kết trung hòa khí Carbon của đất nước.

7. Carbon Negative (Âm Carbon)

Cái tên cuối cùng trong danh sách 7 thuật ngữ môi trường về khí Carbon mà WAFORT giới thiệu trong bài viết hôm nay chính là Âm Carbon (Carbon Negative). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn tiếp theo khi một quốc gia đạt được Net-zero, âm Carbon là việc thực hiện các biện pháp để giảm thiểu lượng khí Carbon sao cho thấp hơn cả lượng khí Carbon được thải ra.Carbon âm tính hay âm Carbon là trạng thái hoặc quá trình trong đó lượng Carbon dioxide (CO2) được loại bỏ khỏi khí quyển hoặc bù đắp nhiều hơn lượng khí Carbon dioxide (CO2) được thải ra hoặc tạo ra. Nó vượt xa tính trung hòa Carbon, nhằm mục đích cân bằng lượng Carbon thải ra với lượng khí Carbon tương đương được loại bỏ hoặc bù đắp.

Anh Thư